Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Đã tiêm mũi 1 vaccine Moderna có thể tiêm mũi 2 vaccine khác không?

09/09/2021 07:30

Kinhte&Xahoi Trong tình hình khan hiếm vaccine Moderna để tiêm mũi 2, tối 8/9 Bộ Y tế đã họp hội đồng chuyên môn xem xét có thể tiêm trộn các vaccine Covid-19 khác cho những người đã tiêm mũi 1 Moderna hay không.

Ảnh minh họa. 

Hiện nay trên thế giới nhiều bằng chứng cho thấy mọi người được bảo vệ tốt hơn khi được tiêm chủng vaccine đầy đủ, việc tiêm chủng vaccine là cách an toàn nhất giúp tạo hàng rào bảo vệ trước sự xâm nhập của các biến thể vi-rút gây bệnh Covid-19.

Đến nay, tổng số liều vaccine Covid-19 ở nước ta đã được tiêm là 23.577.917 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 19.809.234 liều, tiêm mũi 2 là 3.768.683 liều. Việt Nam hiện nay đã tiếp nhận hơn 33 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca, Pfizer, Moderna (trong đó vaccine Moderna là 5 triệu liều do Mỹ tài trợ thông qua cơ chế COVAX số vaccine này về Việt Nam từ tháng 7. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở được phân bổ loại vaccine này chỉ sử dụng một nửa để tiêm mũi 1. Số còn lại cho mũi 2) từ nhiều nguồn khác nhau.

Hiện nay, Việt Nam đang có 5 loại vaccine phòng Covid-19 đang được triển khai tiêm cho người dân, gồm AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna và Sinopharm. Các nhà sản xuất các loại vaccine này đều khuyến cáo tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Một số địa phương như Hà Nội và TP HCM có tình trạng hết vaccine Moderna để tiêm mũi hai cho người dân. Do vậy, một số điểm tại TP HCM đã tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer cho người tiêm Moderna ở mũi đầu do đã đến lịch tiêm mũi 2 nhưng vaccine Moderna không còn.

Báo Lao động đưa tin, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, vaccine Moderna có nồng độ kháng thể rất cao, nên thời gian bảo vệ người đã tiêm mũi 1 tương đối tốt. Nếu đến thời gian tiêm mũi 2 theo như khuyến cáo của nhà sản xuất nhưng chưa có vaccine, người dân vẫn có thể chờ để tiếp tục được tiêm mũi 2 vaccine này.

Trong tình trạng cả thế giới đang thiếu vaccine như hiện nay, việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo về khoảng cách 2 mũi tiêm của nhà sản xuất không thể tránh khỏi và không làm ảnh hưởng đến hiệu lực bảo vệ của mũi 2 vaccine. Tuy nhiên đến nay việc chậm tiêm mũi 2 so với mũi 1 thời gian tối đa vẫn chưa có.

Theo ông Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM thông tin, vaccine này đang hạn chế và khi tiêm vaccine thay thế, ngành y tế sẽ chọn loại vaccine phù hợp nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất cho người dân.

Tại cuộc họp tối 8/9 của Hội đồng tư vấn chuyên môn vể sử dụng vắc xin đã đưa ra khuyến cáo: Trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vaccine Covid-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vaccine khác để tiêm mũi 2 như sau: Nếu tiêm mũi 1 vaccine do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất; Nếu tiêm mũi 1 vaccine do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer sản xuất và ngược lại.

Trước tình trạng thiếu vaccine, một số quốc gia hiện đang thử nghiệm và sử dụng tiêm mũi 2 vaccine khác cho người tiêm mũi 1 vaccine Moderna, chủ yếu là vaccine Pfizer, vì cùng là vaccine sản xuất theo công nghệ mRNA. Về vấn đề tiêm trộn các loại vaccine Covid-19 khác sau khi tiêm vaccine Moderna, hiện các địa phương đang chờ hướng dẫn mới của Bộ Y tế.

 Các vaccine hiện nay được sản xuất theo các công nghệ khác nhau như công nghệ vector (do Astra Zeneca sản xuất, hoặc Sputnik V), công nghệ mRNA (do Pfizer, Moderna sản xuất), công nghệ bất hoạt (vaccine do Sinopharm sản xuất).

Do khan hiếm vaccine nên nhiều quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng các liệu trình tiêm kết hợp 2 loại vaccine cùng công nghệ hoặc khác công nghệ sản xuất, căn cứ theo loại vaccine sẵn có tại từng thời điểm của các nhà sản xuất khác nhau để kiểm soát sự xâm nhập của các biến thể vi-rút gây bệnh Covid-19.

Xuân Thành - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

WHO đang theo dõi biến thể mới có khả năng kháng vắc-xin

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đang theo dõi một biến thể mới của virus SARS-CoV-2, bùng phát ở Colombia hồi tháng 1 đầu năm.Theo WHO, biến thể B.1.621, còn gọi là biến thể Mu chứa các đột biến có khả năng kháng vắc-xin, do đó cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ về biến thể này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/y-te/da-tiem-mui-1-vaccine-moderna-co-the-tiem-mui-2-vaccine-khac-khong-d165794.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com