Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Để quyền lực trong công tác cán bộ thực sự được kiểm soát

06/12/2019 10:56

Kinhte&Xahoi Làm thế nào để Quy định số 205 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực thực sự đi vào tổ chức Đảng các cấp là điều hết sức quan trọng.

Làm thế nào để kiểm soát quyền lực một cách hiệu quả đang là vấn đề rất đáng quan tâm.

Ban Tổ chức Trung ương vừa tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quy định số 205 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Quy định 205 đã nói trúng những vấn đề nhức nhối trong công tác cán bộ tồn tại suốt nhiều nhiệm kỳ; khi lần đầu tiên một văn bản mang tính pháp quy của Đảng đề cập vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền.

Chuyện “mua quan, bán chức”; bỏ ra tiền bạc, vật chất, xu nịnh để được cất nhắc vào vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước không phải bây giờ mới có, không còn là “râm ran”. Nó đã trở thành cái “lệ” trong công tác cán bộ. Đến nỗi, khi một cán bộ được bổ nhiệm vào vị trí nào là lập tức có dư luận, con ai, cháu ai, thuộc phe nào, cánh hẩu nào? Bao nhiêu tiền mới ngồi vào được chỗ ấy? Điều này tạo ra dư luận xấu, sự phẫn nộ và làm méo mó hình ảnh của người cán bộ trong nhân dân, đặc biệt là với những người giữ vị trí trọng yếu trong tổ chức Đảng, trong hệ thống chính trị.

Không khó lý giải cho câu hỏi, vì sao? Dư luận đã quá quen với chuyện anh, chị, em ruột, dâu, rể, họ hàng; vợ, chồng rồi bố, con cùng làm quan, từ cấp tỉnh, huyện đến cơ sở như ở Hải Dương, Hà Giang, Quảng Nam, Bình Định… Họ không coi là lạ chuyện bổ nhiệm “thần tốc” ở Bộ Công thương, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ; hay bổ nhiệm “không trong sáng” như ở Thanh Hóa; hoặc những cán bộ “có năng lực”, thuộc diện được “quy hoạch” lên vị trí cao hơn, quan trọng hơn mà hàng chục năm sau mới phát hiện ra đang núp dưới cái tên, vỏ bọc khác.

Ngoài chuyện thân hữu, kéo bè kết cánh anh em họ hàng, việc đổi chác xoay quanh “chức, quyền, tiền” là một thực tế không thể phủ nhận trong công tác cán bộ. Ban đầu có thể chỉ là những món quà tưởng như chẳng đáng gì nhân dịp này, dịp khác. Nhiều lần sau, chúng sẽ to hơn, đắt giá hơn, thậm chí lên đến hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu USD.
 
Khi đã bị viên đạn bọc đường là tiền, là quyền, là những món quà lớn nhỏ bắn thủng và chi phối, tất sẽ bỏ qua sai phạm, ưu ái người cùng cánh hẩu, cùng lợi ích nhóm. Các nhóm lợi ích lại móc nối với nhau để tiếp tục lũng đoạn các lĩnh vực hoạt động khác, lũng đoạn công tác cán bộ với mục tiêu chức càng cao, quyền càng lớn, tiền càng nhiều. Điều này phản ánh một thực trạng mà như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Có những người có thiếu thốn gì đâu, nhưng tham thế, chưa làm gì đã nghĩ đến chấm mút”! Tất cả, là do quyền lực chưa được kiểm soát.

Chuyện “mua quan, bán chức” dường như đã trở thành cái “lệ” trong công tác cán bộ. 

Quy định 205 về Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; chống chạy chức chạy quyền, với nhiều điểm rất mới, vượt tầm so với những quy định trước, được xem như thêm một công cụ để kiểm soát quyền lực, mang tính chất căn cơ, gốc rễ để giải quyết những vấn đề lâu nay trong công tác cán bộ.

Quy định đã có, một văn bản có tính “quy phạm” trong Đảng đã được ban hành, nhưng quan trọng hơn là việc tổ chức thực hiện ra sao, con người thực thi quy phạm này như thế nào; cơ chế kiểm soát, giám sát cơ quan, người thực thi, người làm công tác tổ chức cán bộ ra sao. Bởi, dù một hay nhiều quy định và quy định cụ thể, chi tiết đến đâu vẫn có thể bị những kẻ cơ hội, tham nhũng lợi dụng, tìm mọi cách né tránh, chạy chọt đủ thứ miễn là có lợi cho bản thân

Vậy nên, mỗi cán bộ, Đảng viên phải xác định rằng, “vào Đảng, vào Ban Chấp hành và cấp ủy các cấp không phải là vị trí, quyền lực riêng tư của ai, mà vào để cống hiến cho đất nước”. Vậy nên, cần công khai; công tâm, khách quan; vì lợi ích chung; cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên với sự vào cuộc mạnh mẽ của các tổ chức và nhân dân. Lúc đó, Quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền mới thực sự đi vào đời sống tổ chức Đảng các cấp./.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Theo VOV https://www.phapluatplus.vn/thoi-luan/de-quyen-luc-trong-cong-tac-can-bo-thuc-su-duoc-kiem-soat-d112579.html/ Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com