Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Đề xuất làm cáp treo vượt sông Hồng để giảm ùn tắc giao thông Hà Nội

29/06/2018 15:43

Kinhte&Xahoi Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết đang xem xét các nội dung liên quan đến đề xuất làm cáp treo vượt sông Hồng của Tập đoàn Poma.

Trong cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội mới đây, liên quan đến đề xuất làm cáp treo vượt sông Hồng để giảm ùn tắc giao thông, Phó Giám đốc Sở GTVT Ngô Mạnh Tuấn cho biết, thời gian qua, Sở đã tiếp nhận đề nghị của doanh nghiệp Poma về ý tưởng này.

Ông Tuấn cho hay, "doanh nghiệp này đã làm cáp treo trên địa bàn Việt Nam rất nhiều. Ý tưởng đưa ra thì chúng tôi cũng ghi nhận. Tất nhiên trong quá trình, sẽ còn phải nghiên cứu, xem xét tất cả các nội dung và phải có báo cáo thành phố về tất cả nội dung liên quan. Đến thời điểm này mới ghi nhận đề xuất của đơn vị".

Tại Việt Nam Cáp treo vượt biển đã được Poma lắp đặt tại Nha Trang -Khánh Hòa. (ảnh: Internet)

Được biết, đơn vị đề xuất phương án trên là Tập đoàn Poma (một công ty chuyên về cáp treo tại Cộng hòa Pháp), tuyến cáp treo được đơn vị nêu ra để phục vụ vận tải công cộng – VTCC (như xe buýt) có điểm đầu là trạm trung chuyển xe buýt Long Biên (đường Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm), điểm cuối là bến xe Gia Lâm (quận Long Biên).

Theo đó, nhà đầu tư sẽ xây dựng một tuyến cao treo vận hành trên nền tảng kẹp nhả, dịch chuyển các cabin trên không thông qua những dây cáp. Các dây cáp được nối dài thông qua các trụ đỡ cao từ 50 đến hơn 100 mét. Với sức chứa từ 25 đến 30 khách trên mỗi cabin, mỗi giờ cáp treo sẽ vận chuyển được khoảng 1.000 người với cáp kẹp bên dưới và 6.000 người với cáp kẹp bên trên.

Lộ trình tuyến trên có chiều dài trên 5 km, trong đó có khoảng 1,2 km cáp treo vượt sông Hồng, khoảng 4 km còn lại đi trên mặt đất và vượt trên các tòa nhà, công trình cao tầng ở mặt đất.

Đại diện Tập đoàn Poma cho hay, do cơ bản không phải giải phóng mặt bằng, không vướng các công trình ở mặt đất nên với chiều dài từ 4 – 5km, nhà đầu tư cho biết, sau khi cơ quan chức năng đồng ý, nhà đầu tư sẽ triển khai dự án trong vòng từ 12 đến 24 tháng.

Cũng theo đại diện Poma, hiện Tập đoàn đã lắp đặt cáp treo chở khách tại 73 quốc gia của 5 châu lục. Tại Việt Nam, hiện Poma đã triển khai cáp chở khách du lịch ở các địa danh Vinpearl Nha Trang (Khánh Hòa), Tây Thiên (Vĩnh Phúc), An Giang.

Đánh giá về ưu điểm của tuyến cáp treo, đại diện nhà đầu tư cho biết, khi vận hành tuyến cáp treo sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đang làm giảm hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ của VTCC hiện nay là tắc đường, di chuyển chậm, không đúng giờ... Do hoạt động trên không và đi trên làn đường riêng (dây cáp) nên cáp treo vận hành rất ổn định, đúng giờ, xác suất được tính theo giây.

Đánh giá về ý kiến trên của đại diện chủ đầu tư, TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia tư vấn cao cấp dự án JICA (Nhật Bản) cho rằng: “Đối với thời buổi công nghệ 4.0 bây giờ để làm một tuyến cáp treo không hề khó, không tốn diện tích, thế nhưng để giảm ùn tắc giao thông thì cần phải xem lại. Nếu nói là làm cáp treo để giảm ùn tắc thì thực tế không đem lại hiệu quả, các nước trên thế giới chưa ai làm cáp treo để giảm ùn tắc cả, vì cáp treo chỉ phục vụ được cho người đi bộ thôi nên giảm ùn tắc làm sao được”.

 

Theo KD & PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com