Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Đôi nét về ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7

16/07/2018 11:15

Kinhte&Xahoi Bước sang năm thứ 71 ngày Thương binh Liệt sĩ, trên mọi miền Tổ quốc, toàn Đảng, toàn dân ta lại có dịp thể hiện sự biết ơn sâu sắc với những người đã đổ xương máu, cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”, những tình cảm của nhân dân trên mọi miền Tổ quốc luôn hướng về các thương binh, liệt sĩ, các thân nhân liệt sĩ, các gia đình chính sách với nhiều hành động thiết thực nhằm chia sẻ, động viên để vơi bớt phần nào đau thương, mất mát. Đặc biệt vào những ngày tháng 7 hàng năm, cả nước lại càng có nhiều hoạt động được tổ chức long trọng kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ (ngày 27/7). Trong dịp này các cấp từ Trung ương đến địa phương đều tổ chức các đoàn lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể đến thăm, tặng quà cho các gia đình thuộc diện chính sách, viếng nghĩa trang liệt sỹ và nhiều hoạt động ý nghĩa khác.

Đại Từ, Thái Nguyên, nơi quyết định ngày 27/7 là ngày Thương binh Liệt sĩ (ảnh tư liệu).

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám (1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã trở lại xâm lược nước ta. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập, tự do, quân và dân ta ở khắp nơi đã chiến đấu anh dũng, chặn bàn tay đẫm máu của thực dân xâm lược. Trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, ngăn chặn xâm lược, đã có rất nhiều chiến sĩ, đồng bào ta bị thương và ngã xuống. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc, nhân dân ta đã giành tình yêu thương của mình, góp phần chăm sóc các gia đình liệt sĩ, anh em thương binh, bệnh binh một cách tận tình chu đáo ngay từ những ngày đầu gian khổ đó.

"Hội giúp binh sĩ tử nạn" sau được đổi tên thành "Hội giúp binh sĩ bị thương" đã được thành lập vào đầu năm 1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh là Hội trưởng danh dự của Hội. Vào ngày 28/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự một cuộc nói chuyện quan trọng để kêu gọi đồng bào gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sĩ bị thương tại nhà hát thành phố Hà Nội do “Hội giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức. Cũng tại đây, vào ngày 7/11/1946, Hồ Chủ tịch đã cởi chiếc áo rét của Người đang mặc để tặng chiến sĩ trong buổi quyên góp ủng hộ quần áo giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận đã được tổ chức, mở đầu cho cuộc vận động “Mùa đông chiến sĩ".

Theo lời kêu gọi cứu nước của Bác Hồ, ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên. Trong hoàn cảnh cả nước rất khó khăn thiếu thốn, đặc biệt là các đồng chí thương binh, gia đình nhiều liệt sĩ, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sĩ, góp phần đảm bảo đời sống vật chất tinh thần của các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến.

Vào tháng 6/1947, các đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, Cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Thái Nguyên) để họp bàn về công tác thương binh liệt sĩ và thực hiện Chỉ thị của Bác là lựa chọn một ngày nào đó thích hợp làm ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác Thương binh liệt sĩ.

Sau khi cân nhắc nhiều mặt, Hội nghị nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn quốc, ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Tại Thái Nguyên ngày 27/7/1946, đã diễn ra một cuộc mít tinh quan trọng. Trong cuộc mít tinh này, Ban Tổ chức đã trịnh trọng công bố bức thư của Bác. Trong thư có đoạn "Thương binh là những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy…".

Từ đó, ngày Thương binh liệt sĩ được tổ chức thường kỳ hàng năm. Vào dịp kỉ niệm 50 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/1997) tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nơi chứng kiến sự ra đời của ngày Thương binh toàn quốc. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã khánh thành khu kỉ niệm 27 tháng 7 và dựng bia kỉ niệm với nội dung được khắc trên bia: “Nơi đây, ngày 27/7/1947, 300 cán bộ, bộ đội và đại diện các tầng lớp nhân dân địa phương họp mặt nghe công bố bức thư của Bác Hồ, ghi nhận sự ra đời của ngày Thương binh, liệt sĩ”. Ngày 12/7/1997 địa danh xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên chính thức được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử Quốc gia.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công giúp đỡ cách mạng. Các chính sách này gắn liền với việc thực hiện chủ trương, phát triển kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của hàng triệu người có công. Việc chăm sóc, ưu đãi người có công với cách mạng có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn và trở thành một nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, theo đó quy định: “Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi với người có công với nước, vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống về mặt vật chất tinh thần của người có công” (Điều 67 Hiến pháp năm 1992).

Đây là yếu tố nhằm thực hiện sự tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới phát triển. Đảng và Nhà nước ta tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt trong việc chăm sóc người có công với Nước. Ngoài ra, các bộ, ban, ngành liên quan cũng đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước. Hiện cả nước có hơn 8 triệu đối tượng người có công được hưởng trợ cấp một lần và hàng tháng.

Những công tác "đền ơn, đáp nghĩa" có giá trị giáo dục rất cao, đặc biệt cho thế hệ trẻ ngày này ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, củng cố tinh thần yêu đất nước, yêu dân tộc Việt Nam và về truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

 

 Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

“Nóng” chủ đề nợ công ở Malaysia

Sau khi Moody’s mới đây cho rằng nợ công của Malaysia ở mức 50,8% GDP giống công bố của chính phủ tiền nhiệm, câu chuyện nợ công một lần nữa trở thành chủ đề nóng ở quốc gia này.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com