Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Flamingo Đại Lải Resort lấp hồ, phá đảo, chính quyền bất lực?

25/09/2018 15:07

Kinhte&Xahoi Có dấu hiệu bất chấp những quy định của pháp luật khi thực hiện Dự án Khu du lịch sinh thái Đại Lải (Flamingo Đại Lải Resort), suốt hơn 10 năm qua, chủ đầu tư không chỉ bị phát hiện hàng loạt vi phạm xâm lấn hồ Đại Lải mà còn rơi vào cảnh tranh chấp với người dân trong quá trình mở rộng diện tích dự án.

Liên tục đổ đất, lấp hồ…

Từ năm 2003, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hồi 96,11 ha đất tại xã Ngọc Thanh (thời điểm đó còn thuộc huyện Mê Linh, bây giờ là thành phố Phúc Yên) để giao cho Công ty Đầu tư xây dựng và hợp tác Quốc tế Hùng Vương thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu du lịch sinh thái Đại Lải (Đại Lải Resort).

Dự án Flamingo Đại Lải Resort lấp hồ Đại Lải

Một thời gian sau khi được giao đất, với mức vốn đầu tư hơn 175 tỷ đồng (trong đó hơn 164 tỷ đồng là nguồn vốn huy động, vốn vay) chủ đầu tư nhanh chóng biến vùng đất hoang vu trở thành dự án dịch vụ nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao bao gồm hệ thống nhà hàng sang trọng, trung tâm hội nghị Flamingo, sân golf, sân quần vợt, các CLB Thể thao, CLB giải trí, CLB du thuyền, CLB Thiền, Yoga, dịch vụ massage, làm đẹp, tập gym…

Đến năm 2007, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục ra quyết định điều chỉnh việc giao đất cho chủ đầu tư. Bằng quyết định này, Công ty Đầu tư xây dựng và hợp tác Quốc tế Hùng Vương không chỉ được phép thay đổi nhiều hạng mục xây dựng mà còn được phép mở rộng diện tích đất từ 96,11 ha ban đầu lên thành 122,2464 ha. Các văn bản giao đất của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện rõ, nguồn gốc đất để thực hiện dự án chủ yếu là đất nông nghiệp (hơn 41 ha), đất lâm nghiệp (hơn 44 ha), đất ở nông thôn (3,88 ha)… Trong số này, được sự đồng ý của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, chủ đầu tư chỉ phải đóng tiền sử dụng đất có hơn 17 ha, còn diện tích 88,0726 địa phương giao không thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất…Song song với việc thực hiện dự án, chủ đầu tư cũng chia dự án thành khu A và khu B và thay đổi quản lý dự án từ Công ty Hùng Vương thành Công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải (nhiều tài liệu thể hiện Hồng Hạc Đại Lải là công ty con của Công ty Đầu tư xây dựng và hợp tác Quốc tế Hùng Vương).

Quá trình xây dựng Flamingo Đại Lải Resort, dư luận cho rằng, những vị trí, diện tích mà Công ty Hồng Hạc Đại Lải mở rộng dự án, hầu hết là diện tích lấn lòng hồ Đại Lải? Và theo điều tra của NNVN những phản ánh của người dân là hoàn toàn có cơ sở.

Tổng cộng, ít nhất đã 7 lần hành vi xâm lấn hồ Đại Lải của Flamingo Đại Lải Resort bị phát hiện với diện tích xâm lấn lên đến hàng chục nghìn m2. Phần lớn diện tích san lấp đều được Công ty Hồng Hạc Đại Lải xây dựng các công trình phục vụ dự án.

Cụ thể, tại khu vực giáp làm khu để xe ô tô chủ đầu tư đã đổ đất san lấp 500m2 lòng hồ; Tiếp tục đổ đất san lấp 1.800m2 làm mặt bằng và san lấp lòng hồ làm công trình biệt thự tại khu vực giáp ranh giữ dự án và lòng hồ Đại Lải…

Không chỉ có hành vi đổ đất, san lấp lòng hồ, tại khu vực đối diện tràn xả lũ, Flamingo Đại Lải Resort đã ngang nhiên cho người trồng cây thân gỗ, sau đó đổ đất lấn lòng suối Đồng Câu khoảng 3.000m2…

Trước những hành vi xâm lấn của Flamingo Đại Lải Resort, người dân liên tục có ý kiến, các đơn vị quản lý khu vực cũng tiến hành kiểm tra, tuy nhiên phía chủ đầu tư thường có các động thái ngăn cản, chống đối. Biên bản của một đơn vị quản lý hồ Đại Lải thể hiện: “Chúng tôi phát hiện hành vi vi phạm, đổ đất, lấp hồ nhưng Flamingo không cho vào”.

Dự án Flamingo Đại Lải Resort lấp hồ Đại Lải.

Dẫn chúng tôi tiếp cận những khu vực vi phạm của Flamingo Đại Lải Resort, người dân địa phương tiết lộ, ở những địa điểm này, luôn thường trực bảo vệ của chủ đầu tư. Bất cứ ai đến gần đều bị ngăn cản. Thực tế, tại khu vực đảo Hoa Hồng, một địa điểm chủ đầu tư đang san lấp lòng hồ, nhác thấy chúng tôi tiếp cận, lập tức đám bảo vệ đã có mặt và bốc bộ đàm thông tin ngay.

Theo quan sát, ngay phần tiếp giáp giữa dự án Flamingo Đại Lải Resort và lòng hồ Đại Lải, nhiều công trình xây dựng, đường sá, vết tích san lấp còn rất mới. Ở một số hạng mục dự án đã hoàn thành như khu biệt thự, dấu vết san lấp đã được “xóa” bằng việc trồng cây xanh.

“Những vị trí này vốn dĩ là lòng hồ và vùng bán ngập, từ khi dự án triển khai họ cứ lấn dần, lấn dần, không ai làm gì được”, người dân xã Ngọc Thanh thông tin. 

Tranh chấp đảo Keo

Trong hồ sơ giao đất thực hiện dự án Flamingo Đại Lải Resort, khu vực đảo Keo (hay còn gọi là đảo Độc Lập), một hòn đảo rộng gần 3 ha nằm giữa lòng hồ Đại Lải được UBND tỉnh Vĩnh Phúc xác định là nguồn gốc đất của Trung tâm Khoa học sản xuất lâm nghiệp Đông Bắc Bộ (thuộc Viện KHLN Việt Nam). Tuy nhiên, theo tài liệu điều tra của NNVN thì UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã “giao nhầm” diện tích này cho chủ đầu tư.

Trong đơn thư gửi đến NNVN, ông Trịnh Duy Long (thôn Đồng Câu, xã Ngọc Thanh) bày tỏ: Việc hành xử của doanh nghiệp là quá tàn nhẫn đối với những hộ dân khai hoang như gia đình tôi.

Chủ đầu tư dự án Flamingo Đại Lải Resort ngang nhiên chiếm đảo Keo khi chưa hoàn thiện thủ tục

 

Theo ông Long, từ năm 1989, bố ông là ông Trịnh Ngọc Thái đã ra đảo khai hoang trồng hoa màu, sau đó chuyển sang trồng keo, thông, bạch đàn… Tổng cộng có gần 4.000 cây các loại. Năm 2005, tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định phê duyệt phương án bồi thường GPMB dự án trong đó có diện tích mà bố con ông Long đang canh tác. Tuy nhiên, khi chủ đầu tư tiến hành bồi thường đã không lên phương án của gia đình ông mà lại trả tiền diện tích đảo Keo cho Trung tâm Đông Bắc Bộ khi chuyển hơn 156 triệu đồng tiền GPMB cho phía trung tâm và nhanh chóng tổ chức đưa máy móc lên đảo Keo để thực hiện dự án.

Ngay lập tức, hàng loạt cây cối gia đình ông Long gầy dựng bao nhiêu năm bị chủ đầu tư phá hủy. Chủ doanh nghiệp cũng lập chốt, ngăn cản những người trong gia đình ông Long đến gần khu vực này.

“Hàng trăm người của Công ty Hồng Hạc Đại Lải kéo lên đảo. Sau khi cho máy móc đến đào bới, những cây thông trên 20 năm tuổi với đường kính từ 5cm- 40cm bị chủ đầu tư dự án cho người đốn ngã. Chúng tôi đã trình báo đến cơ quan thẩm quyền địa phương đề nghị can thiệp, giúp đỡ nhưng không ai có mặt”, ông Long nói.

Quá bức xúc lẫn đau đớn, ông Long làm đơn gửi các cơ quan chức năng cầu cứu. Liên tiếp các cuộc họp được tổ chức để giải quyết sự “nhầm lẫn”. Căn cứ để chủ đầu tư đổ bộ lên đảo Keo tàn phá cây trồng của gia đình ông Long khi cho rằng đất này của Trung tâm Đông Bắc Bộ đã bàn giao. Tuy nhiên, theo tài liệu của NNVN, biên bản bàn giao đất (ngày 8/7/2005) của Trung tâm Đông Bắc Bộ thể hiện rõ diện tích đảo Keo rộng 3 ha là của gia đình ông Thái. Ngày 7/7/2011, ông Lê Minh Cường, Phó Giám đốc trung tâm này đã ký văn bản gửi Công ty Hồng Hạc Đại Lải từ chối nhận tiền đền bù ở đảo Keo vì không phải là chủ sử dụng và đề nghị chủ đầu tư có trách nhiệm đền bù trực tiếp cho hộ dân. Tại văn bản này, ông Cường cũng cho biết là không có lý do để nhận và sử dụng số tiền đền bù trên.

Nhưng ngay cả khi sự việc đã rõ ràng như vậy thì phía chủ đầu tư luôn là đơn vị phản đối và cố tình không thực hiện. 

Bất lực hay bao che?

Tháng 9 năm 2014, một buổi làm việc được tổ chức ngay tại Công ty Hồng Hạc Đại Lải khi Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu làm rõ đơn kêu cứu khẩn cấp của gia đình ông Long. Sau một thời gian nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và thực địa, Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã dự thảo một bản báo cáo và thông qua tại buổi làm việc với đầy đủ các bên liên quan.

Suốt hơn 10 năm nay, tranh chấp giữa chủ đầu tư dự án Flamingo Đại Lải Resort và người dân vẫn chưa kết thúc

 

Dự thảo thể hiện: Tại biên bản bàn giao sơ bộ giữa Trung tâm Đông Bắc bộ và Công ty Hồng Hạc Đại Lải đã thể hiện phần diện tích của ông Thái là riêng biệt và ngay từ đầu Trung tâm Đông Bắc Bộ không nhận bồi thường 3 ha đất đảo Keo mà đề nghị chủ đầu tư bồi thường cho chủ rừng. Việc Công ty Hồng Hạc Đại Lải tự ý chuyển số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng về tài sản trên 3 ha ở đảo Keo cho Trung tâm Đông Bắc Bộ mà không được sự đồng thuận của trung tâm này là không đúng quy định, vi phạm thỏa thuận giữa 2 đơn vị.

Chưa hết, về việc Công ty Hồng Hạc Đại Lải đưa máy móc lên đục khoét đảo Keo, dự thảo nhận xét: Việc UBND Thị xã Phúc Yên cho Công ty Hồng Hạc Đại Lải được phép tiến hành thi công xây dựng trên diện tích 3 ha trên đảo vào năm 2012 khi chưa xác định rõ nguồn gốc đất, chủ sử dụng đất, chưa bồi thường giải phóng mặt bằng xong, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép bảo vệ thi công là chưa đúng trình tự thủ tục theo qui định của pháp luật.

Từ đó, dự thảo đề xuất yêu cầu Công ty Hồng Hạc Đại Lải bồi thường trực tiếp cho hộ gia đình ông Trịnh Duy Long. Những nhận xét, đề xuất của dự thảo cơ bản được các thành viên buổi làm việc thống nhất. Duy chỉ có bà Trần Thị Kim Quy – Phó Tổng giám đốc Công ty Hồng Hạc Đại Lải không đồng ý với nội dung kết luận và đề nghị tại biên bản làm việc.

Chính sự bất hợp tác của Flamingo Đại Lải Resort mà cho đến tận bây giờ, những bức xúc, bất công của gia đình ông Long vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Có mặt tại đảo Keo ở thời điểm hiện tại, dấu tích xâm lấn của chủ đầu tư dự án Flamingo Đại Lải Resort vẫn còn hiện hữu. Cây cối bị chặt phá, đảo bị đào bới, san ủi. Cạnh đảo Keo của gia đình ông Long là đảo Hoa Hồng của Flamingo Đại Lải Resort cũng đang được san lấp xây dựng. Chủ đầu tư dự án đã đắp đường ngay giữa lòng hồ nối 2 hòn đảo với nhau. Bất chấp những khiếu kiện của người dân, những kết luận của cơ quan chức năng, Công ty Hồng Hạc Đại Lải đã và đang có những hành vi “thâu tóm” diện tích khu vực này.  

 

Theo Nông nghiệp VN/KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com