Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Hai ô đất "vàng" của VICEM được C03 "quan tâm" hiện trạng ra sao?

28/07/2020 14:52

Kinhte&Xahoi Bộ Công an đang điều tra, xác minh một số vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Vicem khi đầu tư các dự án ở Hà Nội.

C03 điều tra, xác minh vụ việc dấu hiệu vi phạm pháp luật tại VICEM

Được biết, Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - C03 (Bộ Công an) vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng về việc cung cấp thông tin, tài liệu.

Trụ sở VICEM ở số 228, đường Lê Duẩn, Hà Nội. Ảnh Hải Lê

Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - C03 cho biết, đơn vị đang điều tra, xác minh một số vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) trong việc đầu tư dự án Khu dịch vụ tổng hợp 122 Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem tại lô 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy (phường Mễ Trì, quận Nam Từ liêm, Hà Nội).

Để phục vụ công tác điều tra, xác minh, C03 đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp có ý kiến chỉ đạo Thanh tra Bộ Xây dựng và các đơn vị trực thuộc cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu gồm: Các văn bản, chủ trương, chỉ đạo của Bộ Xây dựng và tình trạng hiện nay của 2 dự án trên.

Cùng với đó là các tài liệu về kết quả thanh tra, việc xử lý kết quả sau thanh tra (trong đó có vai trò cá nhân có liên quan) của Thanh tra Bộ Xây dựng đối với 2 dự án.

Để khách quan thông tin, Pháp luật Plus đã chủ động liên hệ với Chánh thanh tra Bộ Xây dựng, tuy nhiên vị này từ chối bình luận những thông tin liên quan.

Vậy 2 lô đất này hiện trạng giờ ra sao, có đang triển khai xây dựng hay không?

 Đ/c Bùi Hồng Minh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV VICEM (phải) trao Quyết định của HĐTV bổ nhiệm Tổng giám đốc VICEM cho đ/c Lê Nam Khánh (trái). Ảnh Vicem

Lô đất 122 Vĩnh Tuy

Trong báo cáo mới đây của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) gửi Quốc hội, đã chỉ ra nhiều sai phạm tại các đơn vị thuộc VICEM, đề nghị VICEM phải kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân.

Đáng chú ý là việc VICEM đề xuất thay đổi phương án sắp xếp, xử lý nhà đất đã được Bộ Xây dựng phê duyệt đối với 3 lô đất, song chưa hoàn thành thủ tục hoặc chưa được phê duyệt lại. Trong đó có lô đất tại ngõ 122 Vĩnh Tuy (Hà Nội);

Lô đất 52.083 m2 tại ngõ 122 Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội: thay đổi từ “Xây dựng Dự án Khu tổng hợp 122 Vĩnh Tuy” thành “tiếp tục quản lý, sử dụng như hiện trạng, sau khi CPH sẽ báo cáo việc sử dụng đất theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, tái cấu trúc Vicem theo quy hoạch của TP Hà Nội”, được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương song Bộ Tài chính chưa có ý kiến.

Qua tìm hiểu, Pháp luật Plus được biết, lô đất 52.083 m2 tại ngõ 122 Vĩnh Tuy được Hội đồng thành viên VICEM phê duyệt tại Quyết định 1000/QĐ-XMVN ngày 4/7/2012 để thực hiện dự án Khu nghiên cứu và phát triển, tổ hợp công trình gồm 3 khu:

Lô đất tiếp theo có diện tích 52.083 m2 tại ngõ 122 Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ảnh Hải Lê.
Lô đất nằm ở cuối ngõ 122 Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có diện tích là 52.083 m2.

Khu 1, công trình gồm 9 tầng nổi và 2 tầng hầm, với chiều cao công trình 46,5m. Diện tích xây dựng 7.110m2, mật độ xây dựng 49,6%. Tổng diện tích sàn xây dựng là 47.100m2;

Khu 2, công trình gồm 2 khối tầng nổi (khối 19 tầng và khối 7 tầng) và 2 tầng hầm với tổng diện tích xây dựng là 70.965m2;

Khu 3 sẽ là khối công trình gồm 17 tầng nổi và 2 tầng hầm trên diện tích xây dựng 2.720m2.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng, trong đó khu 1 hơn 1.575 tỷ, khu 2 là 2.969 tỷ và khu 3 là 1.630 tỷ, thực hiện  bằng nguồn vốn tự có của Vicem là 20%, vốn vay thương mại 80%.

Thời gian thực hiện dự án từ 2012 đến 2019. Đơn vị được chọn tư vấn lập dự án là Công ty POSCO A&C Co.LTD (Hàn Quốc) – nhà thầu chính và Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam làm thầu phụ.

Ngày 27/11/2015, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị H2-4 tỷ lệ 1/2000, dẫn đến có sự thay đổi về chức năng sử dụng đất của 3 khu thuộc dự án của VICEM so với quy hoạch mặt bằng tổng thể 1/500 và phương án kiến trúc sơ bộ được Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chấp thuận năm 2011.

Do đó, hiện nay dự án mới dừng lại ở giai đoạn lập và xin thỏa thuận phương án kiến trúc và giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình như khoan khảo sát, thẩm tra thiết kế cơ sở, chi phí BQLDA…

Theo nguồn tin của phóng viên, số tiền mà VICEM đã thanh toán đến nay vào khoảng 63 tỷ đồng, trong đó chi phí lập phương án kiến trúc; lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật với nhà thầu POSCO A&C khoảng 56,8 tỷ đồng.

Đến năm 2018, VICEM cũng có văn bản gửi Bộ Xây dựng báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án gặp nhiều khó khăn không đủ nguồn vốn để thực hiện đầu tư, dự án.

Ngày 17/01/2019, VICEM tiếp tục có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị cho phép được tiếp tục quản lý, sử dụng khu đất ngõ 122 Vĩnh Tuy để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh như hiện trạng…

Tiếp theo đó, ngày 01/3/2019, Bộ Xây dựng đã có văn bản thống nhất phương án VICEM đã đề xuất và và đề nghị Bộ Tài chính thực hiện việc xử lý, sắp xếp lại đối với cơ sở nhà đất này theo quy định.

Phần lớn diện tích khu đất ngõ 122 Vĩnh Tuy được cho Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc làm trụ sở.

Ngày 13/5/2019, Đoàn kiểm tra hiện trạng của Cục Quản lý Công sản Bộ Tài chính và các Sở Xây dựng, Sở Kiến trúc, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài chính của UBND Thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra hiện trạng và đang hoàn thiện biên bản kiểm tra hiện trạng.

Vậy đến nay Bộ Tài chính, UBND Thành phố Hà Nội liệu đã có ý kiến đối với phương án xử lý, sắp xếp lại nhà đất tại khu đất này.

Một vấn đề đặt ra, đó là hàng chục tỷ đồng đã được chi cho các đơn vị thực hiện dự án của VICEM tại dự án này sẽ được xử lý như thế nào, liệu có thể thu hồi?

Xin chuyển nhượng toàn bộ dự án tại Cầu Giấy

Đối với dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem được Hội đồng thành viên Vicem phê duyệt đầu tư năm 2010, với tổng mức đầu tư điều chỉnh hơn 2.743 tỷ đồng thì Vicem lại “xin chuyển nhượng toàn bộ dự án”.

Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem được Hội đồng thành viên Vicem phê duyệt đầu tư năm 2010, với tổng mức đầu tư điều chỉnh hơn 2.743 tỷ đồng.

Được biết, tại lô đất 8.476m2 tại 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Mễ Trì (quận Nam Từ liêm, Hà Nội), Vicem đề xuất thay đổi từ “tiếp tục xây dựng Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem” thành “chuyển nhượng toàn bộ dự án”. Đề xuất này đã được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương nhưng tổng công ty chưa hoàn thành thủ tục, nội dung điều chỉnh phương án trình phê duyệt.

Được biết, Dự án có quy mô cao 31 tầng và 4 tầng hầm, bố trí làm văn phòng, hội trường và thương mại... dự kiến hoàn thành vào 31/12/2020 nhưng đến nay, dự án vẫn để sắt gỉ và cỏ mọc, rêu bám.

Được biết, từ năm 2013 đến nay, ngoài việc tập trung quyết toán các gói thầu đã hoàn thành, thi công các gói thầu đã kí hợp đồng đang thực hiện dở thì dự án không triển khai gì thêm.

Hiện dự án đã thực hiện thi công xong toàn bộ phần ngầm; kết cấu phần thô công trình (31 tầng nổi) theo thiết kế kỹ thuật được duyệt. Giá trị khối lượng ước thực hiện từ khi khởi công khoảng 1.299 tỷ đồng; giá trị vốn giải ngân từ khởi công đến nay khoảng 1.231 tỷ đồng, trong đó tiền đất 369,12 tỷ; suất đầu tư cơ sở hạ tầng 4,48 tỷ; chi phí lãi vay 206,7 tỷ đồng và thi công các gói thầu xây dựng, tư vấn khoảng 650 tỷ đồng.

Được biết, theo chủ trương của Bộ Xây dựng, cổ phần hoá thành công, tối đa hoá lợi ích nhà nước, doanh nghiệp phải mạnh mới có giá trị. Vì vậy, Vicem thực hiện song song tái cấu trúc và cổ phần hoá. Đề án tái cấu trúc dựa vào ngành nghề chính là sản xuất xi măng. Không tham gia bất cứ ngành nghề khác.

Bởi vậy, lô đất tại Cầu Giấy, lãnh đạo Vicem đã tính toán thấy hiệu quả không đạt được như mong muốn và việc kinh doanh thêm ngành nghề bất động sản là không phù hợp nên đã đề nghị Bộ Xây dựng cho phép chuyển nhượng dự án.

Dự án hơn 2.700 tỷ đồng nay chậm tiến độ, Vicem đề xuất bán dự án.

Bàn luận về nội dung này, ông Hà Quang Hiện - Chánh Văn phòng Vicem cho hay: “Về toà nhà (tại lô đất 8.476 m2 tại 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Mễ Trì (quận Nam Từ liêm, Hà Nội) thì trước đây Chính phủ cũng có yêu cầu, liên quan đến việc đầu tư ngoài ngành thì phải thoái vốn. Phương án thì báo cáo Bộ Xây dựng, và xin ý kiến Bộ Tài Chính… thì hồ sơ đến nay vẫn chưa xong, Vicem sẽ tập hợp lại và báo cáo Chính phủ  xin ý kiến chốt lại.

Đang có phương án chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bán nhà trên đất, nhưng có liên quan đến phần vốn Nhà nước vì đang cổ phần hoá. Có thể để trong cổ phần hoá hay đưa ra khỏi cổ phần hoá, thì đang báo cáo Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính hướng dẫn, thì các Bộ đang yêu cầu tập hợp lại và báo cáo Chính phủ. Khi có ý kiến rồi thì Vicem mới triển khai được. Sau đó còn phải tìm các đối tác để triển khai, phải đảm bảo hiệu quả, đảm bảo phần vốn nhà nước…”.

Như vậy, có thể thấy số phận của dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem đến nay vẫn chưa rõ ràng. Nhưng có điều có thể nhìn thấy trực quan đó là phần vốn Nhà nước tại Vicem đã đầu tư ngoài ngành nay không hiệu quả, dự án đình trệ, toà tháp ngổn ngang gây mất mỹ quan đô thị.

Vậy, trách nhiệm của những người đứng đầu Vicem sẽ làm gì để vực dậy “con tàu Vicem” thoát khỏi câu chuyện lỗ - lãi, đưa ngành xi măng Việt Nam trở nên hùng cường.

Bộ Xây dựng sẽ xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan tại Vicem ra sao khi “xây dựng” lên những dự án hoành tráng, thiếu hiệu quả nguy cơ mất vốn, để rồi xong xuôi Vicem lại “xin chuyển nhượng toàn bộ dự án”.

Được biết, giữa tháng 6/2020, Đoàn kiểm tra của KTNN đã làm việc với Vicem về việc thực hiện kết luận của KTNN, vậy Vicem đã thực hiện ra sao?

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

 Quang Vũ - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/bat-dong-san/hai-o-dat-vang-cua-vicem-duoc-c03-quan-tam-hien-trang-ra-sao-d130561.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com