Thứ Ba, ngày 14 tháng 1 năm 2025

Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Hàng loạt báo bị xử phạt vì đăng thông tin nước mắm có thạch tín

26/09/2018 09:21

Kinhte&Xahoi Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, liên quan tới vụ bê bối thông tin nước mắm nhiễm Arsen, có tới 50 cơ quan báo chí đã cho đăng gần 560 tin, bài (trong đó 170 tin, bài công bố kết quả khảo sát có nội dung sai sự thật từ báo Thanh niên và ​VINASTAS; 390 tin, bài thông tin kết quả công bố từ Bộ y tế và các cơ quan chức năng).

Xét mức độ nghiêm trọng của vụ việc, cơ quan chức năng đã phân làm 3 loại vi phạm và ra quyết định xử phạt với hàng loạt tờ báo liên quan tới vấn đề này.

Hành trình vi phạm

Thông tin từ Cục Báo chí cho hay, trên cơ sở khảo sát độc lập bằng cách thu mua 106 mẫu nước mắm thành phẩm đang được bày bán trên thị trường gửi đi xét nghiệm, ngày 12/10/2016, Báo Thanh niên đăng bài “Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín.” Tờ báo này đưa ra nhận định, nước mắm có nồng độ đạm càng cao thì khả năng tỷ lệ nhiễm thạch tín càng cao và công bố kết quả: “80/106 mẫu vượt ngưỡng thạch tín”.

Hàng loạt báo bị xử phạt vì đăng thông tin nước mắm có thạch tín.


Tới chiều 17/10/2016, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) tổ chức công bố kết quả chương trình khảo sát chất lượng 150 mẫu nước mắm thành phẩm đóng chai của 88 nhãn hiệu được sản xuất tại các cơ sở có địa chỉ tại 19 tỉnh, thành phố trên toàn quốc và 1 mẫu của Thái Lan, đưa ra thông tin: “Các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỷ lệ mẫu có hàm lượng Arsen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng, cụ thể là 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá là hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định” và đưa ra kết luận: 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,33%) không đạt quy định theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

Cơ quan chức năng cho hay, kết quả công bố của Báo Thanh niên, cũng như Vinastas là mập mờ, không giải thích giữa hai loại Arsen hữu cơ và Arsen vô cơ loại nào là độc hại, loại nào là không độc hại.

Đặc biệt, thông tin nhấn mạnh các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỉ lệ mẫu có hàm lượng Arsen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng, nhằm ám chỉ sự độc hại của nước mắm truyền thống, trong khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Y tế chỉ quy định giới hạn với Arsen vô cơ, còn hữu cơ không thuộc nhóm phải quy định giới hạn.

Từ kết quả khảo sát của báo Thanh niên và VINASTAS, nhiều cơ quan báo chí đã đồng loạt đăng tải thông tin sai sự thật, được cộng đồng mạng xã hội chia sẻ. Trên mạng xã hội loan truyền thông tin lo ngại về sức khỏe cộng đồng khi dùng nước mắm truyền thống. 

Đặc biệt, danh sách 67 loại nước mắm vượt ngưỡng thạch tín được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội bởi các nghệ sĩ, diễn viên, người dùng. 

Theo thống kê, sau khi VINASTAS tổ chức công bố kết quả chương trình khảo sát chất lượng 150 mẫu nước mắm đóng chai của 88 nhãn hiệu, từ ngày 12 - 23/10/2016, trên mạng xã hội có hơn 44.000 bài viết, 95.000 lượt chia sẻ, 108.000 thảo luận, trên 63.000 bình luận. 

Đã có 50 cơ quan báo chí đã cho đăng gần 560 tin, bài. Trong đó có 170 tin, bài công bố kết quả khảo sát có nội dung sai sự thật từ báo Thanh niên và VINASTAS; 390 tin, bài thông tin kết quả công bố từ Bộ y tế và các cơ quan chức năng.

Phạt nặng

Hậu quả của việc truyền thông này làm xã hội hoang mang, ảnh hưởng nghiêm trọng tới người tiêu dùng và việc sản xuất nước mắm truyền thống cũng như thương hiệu của người Việt Nam cũng như thương hiệu hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế. 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Công an đánh giá mức độ sai phạm trong thông tin của 50 cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, phân làm 3 loại. Đó là thông tin sai sự thật gây phương hại đến lợi ích quốc gia; gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả nghiêm trọng.

“Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an thống nhất quan điểm, cách thức xử lý, đảm bảo yêu cầu xử lý nghiêm minh, có mức độ xử lý khác nhau; tạo niềm tin của người dân đối với Chính phủ; sự đồng thuận của xã hội và báo giới,” đại diện Cục Báo chí cho biết.

Vào ngày 14/11, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt vi phạm hành chính các cơ quan báo chí vi phạm.

Cụ thể, với báo Thanh niên được xác định là cơ quan báo chí có bằng chứng nhận hỗ trợ quảng cáo, chuẩn bị tuyến bài, nội dung thông tin để thông tin có chủ đích; đã tự lấy mẫu gửi đi xét nghiệm và công bố kết quả không chính xác, tổ chức thông tin trên báo chí gồm 6 bài có nội dung thông tin sai sự thật đặc biệt nghiêm trọng. Báo Thanh niên đã chủ động gỡ bỏ các bài viết trên báo điện tử và thực hiện cải chính, xin lỗi. 

Do đó, tờ báo này bị phạt 200 triệu đồng. Đây cũng là mức phạt tiền cao nhất đối với vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí.

Bên cạnh đó, đối với lãnh đạo tờ báo, các ban, nhà báo, phóng viên liên quan tới sai phạm, khi có kết quả xử lý kỷ luật của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét xử lý các cá nhân theo quy định của Luật báo chí.

Ngoài ra, 8 tờ báo bám sát sự kiện, đăng tải kết quả công bố của cả Báo Thanh niên và VINASTAS, đã thông tin sai sự thật có gỡ bài nhưng đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính chưa thực hiện cải chính, xin lỗi. Trong đó, báo Người tiêu dùng bị phạt 50 triệu đồng; các báo: Báo điện tử Hà Nội mới, Báo điện tử Đại đoàn kết, Báo điện tử Người đưa tin, Báo điện tử Dân Việt, Báo điện tử Dân sinh, Báo điện tử Infonet) bị phạt 45 triệu đồng/1 cơ quan; tạp chí điện tử Thực phẩm chức năng bị phạt 40 triệu đồng. Các cơ quan này cũng phải cải chính, xin lỗi theo quy định. Đối với cá nhân, khi có kết quả xử lý của cơ quan chủ quản, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét xử lý theo luật định.

Ở nhóm thứ ba là 41 cơ quan báo chí chỉ đăng thông tin về 1 kết quả khảo sát của Báo Thanh niên hoặc VINASTAS, đã thông tin theo kết quả công bố sai sự thật có gỡ bài nhưng đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính chưa thực hiện cải chính xin lỗi. Nhóm này bị phạt từ 10-15 triệu đồng.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan và buộc các cơ quan báo chí phải thực hiện cải chính, xin lỗi theo quy định.

 

Theo Việt Nam Plus/hoanhap.vn


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com