Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Hàng trăm người bị biến thành "chuột bạch" thử nghiệm thuốc kháng sinh

07/08/2019 10:21

Kinhte&Xahoi Để thử nghiệm công dụng của thuốc kháng sinh penicillin mới đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong những năm 40 của thế kỷ trước, các nhà khoa học Mỹ đã cố ý làm các binh sỹ, tù nhân và những người bị bệnh tâm thần ở Guatemala mắc bệnh giang mai và các bệnh tình dục khác.

Đầu năm nay, một thẩm phán liên bang ở bang Maryland của Mỹ đã ra phán quyết cho phép tiếp tục đơn kiện tập thể đòi bồi thường 1 tỉ USD chống lại trường Đại học Johns Hopkins, Công ty dược phẩm BristolMyers Squibb và Quỹ Rockefeller vì vai trò của các tổ chức này trong thí nghiệm khiến hàng trăm người Guatemala bị lây nhiễm bệnh giang mai do chính phủ Mỹ tiến hành vào những năm 1940. Phán quyết này được xem là chiến thắng cho 444 nạn nhân và thân nhân của những người bị ảnh hưởng trong vụ thử nghiệm vô đạo đức năm nào.

Ông Frederico Ramos – một nguyên đơn trong vụ kiện ngồi trước nhà con trai vào năm 2016.

Thử nghiệm vô đạo đức

Vụ việc bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ trước. Đây là thời điểm mà thuốc kháng sinh penicillin – loại thuốc kháng sinh đầu tiên mà các nhà y khoa học khám phá ra – mới được Tập đoàn Dược phẩm Bristol-Myers Squibb của Mỹ bào chế thành công.

Đến nay, công dụng của penicillin đều đã được thế giới biết rõ. Thuốc này trong những năm qua cũng đã được sử dụng để cứu chữa cho rất nhiều người. Tuy nhiên, ở thời điểm mới được phát hiện ra, người ta chưa biết hết tất cả tác dụng của nó đối với các loại bệnh tật. Đó cũng chính là lý do của sự ra đời của thí nghiệm gây phẫn nộ của Mỹ.

Chương trình thử nghiệm nói trên được Chính phủ Mỹ chấp thuận, được Quỹ từ thiện Rockefeller ở New York hỗ trợ tài chính thông qua Ủy ban Phê duyệt tài trợ Liên bang nhằm kiểm nghiệm công dụng của thuốc kháng sinh penicillin trong việc ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Theo một số nguồn tin, sở dĩ các nhà nghiên cứu Mỹ đã cố gắng ngăn chặn và tìm cách chữa khỏi bệnh lậu và giang mai bởi thực tế trong những năm Chiến tranh thế giới II cho thấy những bệnh này đặc biệt gây tổn hao nhân lực trong quân đội. Theo một tài liệu của Chính phủ Mỹ năm 1943, bệnh lậu được cho là làm mất 7 triệu ngày làm việc của quân đội mỗi năm.

Chi phí điều trị cho các bệnh này lên tới khoảng 34 triệu USD và các phương pháp điều trị thường được sử dụng lại không hiệu quả. Ban đầu, Tiểu ban về các bệnh hoa liễu thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ đưa ra một số phương án về nơi tiến hành thí nghiệm.

Trong đó, phương án cơ sở tâm thần đã bị loại trừ vì các bệnh nhân sẽ không thể đồng ý chấp nhận tham gia thử nghiệm. Các nhân viên quân sự cũng từ chối vì họ không muốn phải dứt bỏ việc quan hệ tình dục. Phương án tiến hành tại nhà tù sau đó được chấp thuận và triển khai sau khi các bệnh nhân được hứa hẹn trả 100 USD để tình nguyện tham gia thử nghiệm và một số tù nhân chẳng mấy quan tâm đến tình trạng của bản thân.

Song, kế hoạch này đã thất bại vì một số bệnh nhân đã không nhiễm bệnh sau khi được cấy các chủng bệnh lên cơ quan sinh dục. Sau đó, qua một số tiếp xúc, phương án tiến hành thử nghiệm tại Guatemala được chấp thuận. Một số bên tại nước này cũng đã tham gia vào nghiên cứu.

Trong khuôn khổ chương trình, từ năm 1946 đến 1948, các nhà khoa học tại trường Đại học John Hopkins đã cố tình gây nhiễm bệnh cho người dân tại Guatemala để phục vụ cho việc nghiên cứu của họ. Ban đầu, một nhóm những cô gái hành nghề mại dâm ở địa phương đã cố tình làm cho nhiễm vi khuẩn giang mai và một số bệnh hoa liễu khác.

Sau đó, những cô gái này được trả tiền để họ quan hệ tình dục với các binh sỹ, tù nhân và bệnh nhân tâm thần người Guatemala, mục đích là cố ý làm lây nhiễm bệnh giang mai cho càng nhiều người càng tốt. Điều đáng nói ở đây là những người bị lấy làm đối tượng thí nghiệm không hề được thông báo về việc này.

Trong một trường hợp, một gái mại dâm đã quan hệ tình dục với 8 người lính Guatemala trong khoảng thời gian 71 phút. Các binh sĩ không hề được thông báo rằng đây là một phần của thí nghiệm y tế. Một số người đã bị tiêm vi khuẩn trực tiếp lên thân thể.

Theo kết quả được công bố gần đây, tổng cộng đã có hơn 1.300 người Guatemala bị cố tình làm cho mắc bệnh giang mai và một số bệnh hoa liễu khác như bệnh lậu, hạ cam, trong đó bệnh giang mai chiếm đa số. Sau khi những nạn nhân bị nhiễm bệnh, một số người được cho điều trị bằng thuốc kháng sinh penicillin.

Tuy nhiên, theo một số thống kê, trong tổng số 1.308 người bị cố tình lây nhiễm bệnh, chỉ có 678 người được điều trị. Ít nhất khoảng 200 người bị thiệt mạng sau những ngày tháng sống trong cảnh bi đát vì không được chữa trị gì. Kết quả thí nghiệm đã không được công bố rộng rãi.

Công bố gây chấn động

Ngoài thử nghiệm trên, bác sĩ John Cutler – làm việc tại trường Đại học John Hopkins - cũng tham gia vào một nghiên cứu tương tự tại thành phố Tuskegee, bang Alabama và một thử nghiệm khác được tiến hành năm 1943 đối với bệnh lậu ở Terre Haute, bang Indiana

Tại các nơi này, các tù nhân cũng đã bị cố ý làm cho nhiễm bệnh để theo dõi về tình hình sức khỏe của họ sau khi được điều trị khỏi bệnh. Điểm khá hơn ở đây là chương trình có thông báo cho những người tham gia vào thí nghiệm và được sự đồng ý của họ.

Trong đó, tại Tuskegee, hàng trăm người Mỹ da đen cũng đã bị cố ý làm cho lây bệnh giang mai trong 40 năm, từ năm 1942 đến năm 1972 mới dừng lại. Công chúng có lẽ sẽ không bao giờ biết được vụ việc động trời trên nếu nữ giáo sư Susan Reverby – một sử gia tại trường Đại học Wellesley ở bang Massachusetts của Mỹ - không phát hiện vụ việc sau nhiều năm mày mò tìm hiểu về các tài liệu liên quan đến cuộc nghiên cứu y học ở Tuskegee – ví dụ về việc vi phạm y đức nổi tiếng nhất ở Mỹ lúc bấy giờ.

Tháng 5/2010, sau khi thông báo với chính phủ Mỹ, Giáo sư Reverby đã công bố chi tiết về vụ thử nghiệm với những con số kinh hoàng tại Guatemala trên Tạp chí Nghiên cứu chính sách Mỹ. Chính phủ Mỹ sau đó đã lên tiếng thừa nhận vụ việc là có thật.

Vụ việc đã gây phẫn nộ trên thế giới, dấy lên làn sóng lên án gay gắt vụ thử nghiệm phi nhân tính, mang đồng loại ra làm chuột bạch bất chấp mọi nguyên tắc của y đức mà các bác sĩ người Mỹ đã tiến hành ở Guatemala ở thế kỷ trước. Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton vào tháng 10/2010 đã phải lên tiếng xin lỗi thế giới và người dân Guatemala.

Tổng thống Mỹ Obama cũng đã điện đàm với người đồng cấp Guatemala để xin lỗi. Báo cáo của Ủy ban do Tổng thống Mỹ thành lập để điều tra vụ việc năm 2011 cũng kết luận thí nghiệm đã được thực hiện ở Guatemala đã không đối xử với những người tham gia vào nghiên cứu như những con người, không thông báo cho họ về việc họ đang tham gia thử nghiệm, đi ngược lại các quy định.

Gian nan đi đòi bồi thường

Sau vụ việc nói trên, các gia đình người Guatemala bị ảnh hưởng bởi thí nghiệm đã đâm đơn kiện Chính phủ Mỹ lên tòa án tại Mỹ, đòi bồi thường cho những thiệt hại về sinh kế và chi phí điều trị bệnh mà họ đã phải trả. Hầu hết những người này đều sống trong cảnh nghèo khổ cùng cực. Tuy nhiên, vụ kiện đã nhanh chóng bị bác bỏ theo một nguyên tắc gọi là miễn trừ chủ quyền, theo đó cơ bản cho phép Mỹ không bị chính phủ nước ngoài kiện.

Đến tháng 4/2015, một vụ kiện thứ hai 2 được đệ trình. Lần này, các nguyên đơn là những người từng bị thử nghiệm và người thừa kế của họ nhắm tới các thực thể tư nhân có nhiều vai trò khác nhau trong nghiên cứu, bao gồm trường Đại học Johns Hopkins, Quỹ Rockefeller và Công ty dược phẩm Bristol-Myers Squibb thay vì kiện Chính phủ Mỹ như lần trước.

Đơn kiện tập thể của những người này đã được đệ trình theo đạo luật có tên Alien Tort - một luật mà theo đó cho phép người nước ngoài có thể đệ đơn kiện lên các tòa án liên bang về cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế. Trong đơn kiện, các nguyên đơn mô tả các giáo sư tại trường Johns Hopkins là những người đã “thiết kế” các thí nghiệm.

Còn Công ty dược Bristol-Myers Squibb có lợi ích trong việc này vì việc kiểm tra hiệu quả của penicillin ở Guatemala sẽ rẻ hơn so với ở Mỹ. Đơn kiện cũng cáo buộc công ty này đặt lợi ích tài chính của công ty lên trên cuộc sống và hạnh phúc của những đối tượng thử nghiệm tại Guatemala và bạn tình, vợ, con, cháu của họ.

Tháng 9/2016, Thẩm phán tại tòa án Mỹ đã bác bỏ vụ kiện và yêu cầu luật sư của các nguyên đơn gửi lại những ví dụ chi tiết hơn về những câu chuyện của họ. Đơn kiện sửa đổi đã được gửi đi vào tháng 12 cùng năm.

Trong phán quyết được đưa ra hồi đầu năm nay, Thẩm phán Liên bang tại Maryland, Mỹ Theodore Chuang đã bác bỏ lập luận của các bị cáo rằng các tập đoàn nước ngoài được bảo vệ khỏi nguy cơ bị kiện về cáo buộc vi phạm nhân quyền tại các Tòa án Liên bang theo một phán quyết gần đây của Tòa án Tối cao Mỹ.

Do đó, trường Đại học Johns Hopkins, Công ty Bristol-Myers Squibb và Quỹ Rockefeller sẽ phải đối mặt với vụ kiện đòi bồi thường 1 tỷ USD về vai trò của họ trong thí nghiệm của chính phủ Mỹ vào những năm 1940.

Phán quyết do Thẩm phán Chuang đưa ra được xem là chiến thắng cho 444 nạn nhân và thân nhân của họ trong vụ kiện về thí nghiệm gây phẫn nộ cách đây hơn 70 năm. Theo vị thẩm phán này, “nhu cầu xét xử thận trọng” trong các vụ việc mà các tập đoàn Mỹ là bị cáo đã “giảm đáng kể” vì không có mối đe dọa dẫn tới căng thẳng ngoại giao hoặc sự phản đối từ chính phủ nước ngoài từ các vụ kiện này.

Ông Chuang cũng cho rằng việc cho phép tiếp tục vụ kiện ở Guatemala sẽ có thể “thúc đẩy sự hòa hợp” bằng cách đưa đến cho các nguyên đơn nước ngoài một cơ hội để được bù đắp tại các Tòa án Liên bang do sự vi phạm luật pháp quốc tế của các tập đoàn của Mỹ.

Ông Paul Bekman - luật sư của các nguyên đơn – sau đó đã lên tiếng cho rằng quyết định của Thẩm phán Chuang là “hoàn toàn phù hợp”. Vị luật sư cũng và cho biết các khách hàng của ông sẽ tiến hành tìm hiểu, bao gồm cả việc trao đổi các tài liệu từ nhiều thập kỉ qua liên quan đến vụ việc.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hồng Kông "bên bờ vực nguy hiểm"

Cuộc tổng đình công phản đối chính quyền nổ ra hôm 5-8 đã khiến giao thông Hồng Kông rơi vào tình trạng hỗn loạn và cuộc sống người dân bị xáo trộn.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com