Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Hộ chiếu vắc xin ngừa Covid-19: ''Tấm hộ chiếu'' gây nhiều tranh cãi

07/02/2021 08:33

Kinhte&Xahoi Với các chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 trên diện rộng đang được thực hiện ở nhiều quốc gia, Đan Mạch vừa công bố sẽ triển khai hộ chiếu điện tử tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 trong vòng từ 3 đến 4 tháng nữa. Tuy nhiên, khi các ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trên thế giới vẫn không ngừng gia tăng thì nhiều ý kiến cho rằng, liệu có nên tạo ra “hộ chiếu vắc xin” - tấm vé vàng cho phép người đã được tiêm chủng ngừa vắc xin có thể đến bất cứ đâu mà người khác lại không thể.

Theo đó, để được cấp hộ chiếu điện tử, người dân Đan Mạch sẽ khai báo tình trạng y tế và tiêm chủng ở một ứng dụng công nghệ do chính phủ phát hành trên điện thoại thông minh. Người sở hữu hộ chiếu điện tử sẽ có quyền trở về Đan Mạch mà không cần phải thực hiện cách ly cũng như có thể tự do lui tới các quán bar, nhà hàng, khách sạn... Không chỉ Đan Mạch, một trong những sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 là yêu cầu các cơ quan chính phủ "đánh giá tính khả thi" của việc liên kết các giấy tờ chứng nhận tiêm vắc xin ngừa Covid-19 với các hồ sơ tiêm chủng khác và tạo ra phiên bản kỹ thuật số của chúng. Trong khi đó, tại các chỉ thị được công bố hồi cuối năm 2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu các nhà lập pháp xem xét giấy chứng nhận cho những người đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 được nước này phát triển. Mục đích là nhằm giúp các công dân có thể thuận tiện đi lại khắp nước Nga và những quốc gia khác.

“Hộ chiếu vắc xin” đang là vấn đề gây tranh cãi tại nhiều quốc gia trên thế giới

Không chỉ nhiều chính phủ đề cập tới hộ chiếu vắc xin, vài tuần nữa, Hãng Hàng không Etihad Airways và Emirates của Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất cũng sẽ sử dụng thẻ thông hành kỹ thuật số, được phát triển bởi Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) nhằm giúp hành khách quản lý kế hoạch đi lại của mình và cung cấp cho các hãng bay cũng như chính phủ bằng chứng về việc họ đã được tiêm chủng hoặc xét nghiệm Covid-19.

Ý tưởng về “hộ chiếu vắc xin” được Hy Lạp đưa ra từ cuối năm ngoái. Là quốc gia có nguồn thu rất lớn từ du lịch nên bị thiệt hại nặng nề trong hơn 1 năm qua bởi dịch Covid-19, Hy Lạp muốn Liên minh châu Âu (EU) áp dụng “hộ chiếu vắc xin” sớm nhất có thể để cứu vãn mùa du lịch hè năm 2021. Một số nước thành viên EU vốn có nền kinh tế phụ thuộc lớn vào du lịch như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Malta… cũng ủng hộ đề xuất của Hy Lạp. Tuy nhiên, đây là chủ đề gây ra tranh cãi giữa các nước EU vì cũng có không ít nước phản đối, tiêu biểu là Pháp. Chính phủ Pháp cho rằng, hiện tại châu Âu mới đang trong giai đoạn đầu của chiến dịch tiêm vắc xin và chưa rõ hiệu quả của việc tiêm chủng hiện nay trong việc chống dịch nên việc bàn về “hộ chiếu vắc xin” vào lúc này là quá sớm. Tại Đức, “hộ chiếu vắc xin” cũng vấp phải sự phản đối bởi hiện nay ưu tiên của nước này là siết chặt quy định để ngăn sự lây lan của biến chủng vi rút đến từ Anh.

Trước tình hình này, thông điệp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về "hộ chiếu vắc xin" khá rõ ràng. Bác sĩ Catherine Smallwood, chuyên viên cao cấp về vấn đề khẩn cấp của WHO tại châu Âu khẳng định, WHO không khuyến nghị "hộ chiếu miễn dịch" (chứng nhận tiêm vắc xin) và cũng không khuyến nghị dùng xét nghiệm như một phương tiện để ngăn ngừa lây truyền qua biên giới.

Như vậy, cho dù tạo ra những thuận lợi nhất định nhưng “hộ chiếu vắc xin” vẫn gây nhiều tranh cãi vì tính an toàn. Việc áp dụng chính sách này cũng sẽ đi ngược lại quy định về quyền lựa chọn tiêm hay không tiêm vắc xin của người dân. Mặt khác, hiện nay vắc xin ngừa Covid-19 vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trên thế giới, nhất là ở những nước nghèo. Điều này sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử giữa công dân các quốc gia.

 Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

 Thùy Dương - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Jack Ma tái xuất, "phá vỡ im lặng" trong video dài 50 giây

Doanh nhân nổi tiếng của Trung Quốc Jack Ma bất ngờ xuất hiện hôm 20/1 trong một video trực tuyến, kết thúc 2 tháng rưỡi vắng bóng trước công chúng - từng dấy lên những đồn đoán về tương lai của vị tỷ phú sáng lập Tập đoàn Alibaba.

Nguồn Hà Nội mới http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gioi/990648/ho-chieu-vac-xin-ngua-covid-19-tam-ho-chieu-gay-nhieu-tranh-cai

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com