Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Học sinh lớp 9: Học trực tuyến, ôn thi thế nào cho hiệu quả?

17/01/2022 14:13

Kinhte&Xahoi Học sinh lớp 9 ở Hà Nội bắt đầu bước vào học kỳ II bằng hình thức học trực tuyến. Đây là một năm học khó khăn bởi các em đã trải qua 2 năm phải học online với thời gian dài. Để việc ôn thi vào lớp 10 hiệu quả, nhất là khi học trực tuyến, nhiều thầy cô giáo đã đưa ra những lời khuyên với các học sinh.

Môn Toán: Học đến đâu, ôn luyện đến đó

 Cô Trần Thị An, giáo viên dạy Toán trường THCS Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, với môn học này, thầy cô sẽ liên tục giao bài, học sinh làm và nộp lại qua phần mềm trực tuyến. Các thầy cô chấm điểm rồi phản hồi lại cho phụ huynh, học sinh kết quả để các em nắm được những chỗ yếu kém cần phải ôn tập thêm.

Ôn thi môn Toán cần nắm kiến thức cơ bản

“Với môn Toán, cốt lõi nhất là sự chăm chỉ, nhất là học online thì càng phải chăm. Ngoài ra, học sinh cần có tư duy để nhìn nhận các dạng bài và ôn luyện thêm. Ôn luyện liên tục thì từ kiến thức sẽ trở thành kỹ năng, các em gặp bài dạng đó sẽ có phản xạ đề, bắt tay vào làm luôn mà không mắc lỗi nhỏ.

Bên cạnh đó, trong quá trình dạy và ôn tập cho học sinh, tôi hướng dẫn các em làm bài và tự chấm điểm qua bài chấm mẫu của cô ở trên lớp. Học trực tuyến, tôi giao đề cho học sinh làm, sau đó đối chiếu bài của các em và chấm điểm chung để cả lớp tự chấm bài của mình. Bước cuối, tôi sẽ chấm lại từng bài để xem phần nào các em chưa tự chấm điểm được thì có nghĩa phần đó học sinh chưa nắm được bài”, cô An chia sẻ.

Để học và ôn luyện hiệu quả môn Toán, cô An cho rằng, đề thi môn Toán những năm gần đây được Sở GD&ĐT Hà Nội cho rất cơ bản, không khó. Chỉ cần học sinh nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, chăm chỉ luyện tập, học đến đâu, ôn luyện đến đó thì kết quả thi sẽ tốt.

Chú trọng rèn kỹ năng trình bày câu và đoạn văn

 Với môn Văn, cô Nguyễn Thị Tám, giáo viên trường THCS Tân Hòa (huyện Quốc Oai) cho biết, cô thường chia lớp thành nhiều nhóm trong quá trình dạy học. Mỗi nhóm khoảng 5 - 6 học sinh cùng trao đổi nội dung, cô giáo sẽ tham gia trực tiếp vào những nhóm đó.

Mỗi nhóm, cô Tám đều giao nhiệm vụ, học sinh phải tự soạn bài, chụp ảnh vở soạn bài để nhóm trưởng kiểm tra, sau đó chia sẻ trên lớp. Sau mỗi buổi học, các em phải chụp ảnh vở ghi chép nội dung bài học để nhóm trưởng kiểm tra.

Ôn luyện môn Văn, học sinh cần ghi chép đầy đủ, rèn kỹ năng trình bày đoạn văn

Bên cạnh đó, trong quá trình giao, làm bài tập trên nhóm chat và các dụng dạy học trực tuyến, nhóm trưởng, phó phân công các bạn làm rồi thảo luận nội dung, thống nhất câu trả lời. Sau đó, cô giáo chữa và chốt lại kiến thức.

Song song với đó, cô Tám cũng nhờ phụ huynh phối hợp kiểm tra. “Đặc biệt, tôi luôn chú trọng rèn kỹ năng viết cho học sinh bằng cách yêu cầu các em viết đoạn văn, chụp ảnh gửi cô giáo. Cô sẽ chữa nội dung và hình thức của từng câu, chữ, đoạn và yếu tố tiếng Việt đan xen…

Khi được đến lớp dạy trực tiếp, tôi tranh thủ khắc phục những lỗ hổng kiến thức trong thời gian học trực tuyến của học sinh; Giao cho các nhóm trưởng kiểm tra toàn bộ vở ghi của các bạn, bổ sung những nội dung đối với bạn nào chưa ghi chép đầy đủ…”, cô Tám chia sẻ.

Cô Tám cũng nhắn nhủ học sinh lớp 9, thời gian đến kỳ thi không còn dài, khi học online, các em cần tập trung vào nội dung bài học, ghi chép đầy đủ và cẩn thận. Bên cạnh đó, học sinh cần rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi nhỏ, trình bày đoạn văn có sử dụng các yếu tố tiếng Việt…

Khi đi học trực tiếp, ngoài chăm chỉ, tập trung, phần nào không hiểu, các học sinh nên trao đổi, thảo luận với các bạn và thầy cô giáo; Sắp xếp thời gian khoa học, hợp lý, đặc biệt chăm chỉ rèn luyện kỹ năng trình bày câu, đoạn văn…

Học tiếng Anh với tâm thế thoải mái

 Trong kỳ thi vào lớp 10 sắp tới, tiếng Anh là môn thi mà nhiều học sinh lo lắng nhất. Cô Trần Thị Thu Hiền, Tổ Phó phụ trách chuyên môn môn tiếng Anh, trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình) cho biết: “Ngay từ đầu năm, giáo viên tiếng Anh đã xây dựng chương trình theo từng chuyên đề, bộ đề ôn tập cho các học sinh. Theo đó, chúng tôi sẽ chia ra các phần như: Từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm, các cấu trúc đặc biệt… và có kế hoạch hạn định.

Ví dụ như tháng 8, 9, giáo viên sẽ dạy gì... và phải có mốc cụ thể, được thực hiện qua các bài kiểm tra. Dựa theo chuyên đề và kiểm tra, chúng tôi sẽ rút ra kinh nghiệm, biết được học sinh học như thế nào và chỉnh lại cách dạy của mình để phù hợp với trình độ của em.

Giáo viên sẽ chia nhỏ chuyên đề theo từng tháng nhưng đó là học kỳ I; Đến học kì II thì tăng tốc vào chuyên đề sâu hơn. Lúc này không chỉ là từ vựng, ngữ pháp nữa mà tùy theo các cấp độ học lực của học sinh để giáo viên dạy.

Hiện tại, chúng tôi hoàn toàn kiểm tra online, giao bài để các con làm kiểm tra. Lớp khá thì tuần làm hai đề; Lớp bình thường, giáo viên chỉ giao một đề trên nguyên tắc, giáo viên phải chữa bài chi tiết và giảng cho các học sinh hiểu".

Học sinh cần ghi chép những điểm yếu, điểm mạnh của mình ra sổ khi học môn Tiếng Anh

Để học và ôn thi môn tiếng Anh hiệu quả, cô Hiền cho rằng, học sinh phải học, phải chuẩn bị tinh thần để tiến về đích. Muốn thế, các em cần có một tâm thế thoải mái khi học, nếu học mà cho rằng mình bị bắt ép thì thực sự rất khó tiếp thu bài.

“Ngoại ngữ là một trong những môn phải học đi học lại, luyện đề càng nhiều càng tốt. Các em hãy chia nhỏ đề ra để làm. Ví dụ, trong bài thi có 5 phần thì học sinh ôn từng phần. Các em hãy đặt đích của mình nhỏ thôi, 2 tuần hoặc 1 tháng ôn từ vựng hay reading…

Đặc biệt, với môn học này, nếu học sinh cứ làm mà không ghi chép những điểm yếu, mạnh của mình thì học sẽ không có kết quả. Một điều mà học sinh cần ghi nhớ là phải thuộc lòng từ vựng, ngữ pháp”, cô Hiền nhấn mạnh.

 Điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp với hoàn cảnh

Tại trường THCS Giảng Võ (Ba Đình), Ban Giám hiệu nhà trường đã rất sát sao trong việc họp tổ nhóm chuyên môn thường xuyên. Đặc biệt với khối 9, các thầy cô giáo sẽ họp theo tháng, dựa vào kết quả bài kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng giai đoạn.

Theo thầy Vi Mạnh Tường, Phó Hiệu trưởng trường THCS Giảng Võ, không chỉ đánh giá bằng điểm số mà đối với khối 9, chúng tôi còn đánh già bằng nhận xét; Tức là chỉ cho các con biết sai ở chỗ nào và cách khắc phục.

Một việc quan trọng là nhà trường cũng điều hành các thầy cô khối 9 hiểu rõ trách nhiệm của mình, giữ nghiêm những quy định, quy chế chuyên môn; Bảo đảm dạy chuẩn kiến thức kỹ năng, đồng thời vẫn có phân loại, phân hoá học sinh khối 9 trong các dạng đề.

Bên cạnh đó, các thầy cô sẽ vận dụng tối đa sự phối hợp của phụ huynh, luôn chia sẻ, khích lệ các em. Các thầy cô không tạo áp lực mà hướng tới hiệu quả thực của quá trình dạy học và sẵn sàng có nhiều phương án dạy học.

Phụ đạo miễn phí cho học sinh yếu

 Tại trường THCS Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân), mỗi lớp chọn ra khoảng 10 học sinh yếu nhất, các thầy cô dạy Toán, Văn, Anh của lớp đó đảm nhận việc phụ đạo cho những học sinh này. Thầy cô sẽ ôn cho các em ngoài giờ (17h30 - 19h), dạy phụ đạo miễn phí.

Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức kiểm tra định kỳ 4 môn (Toán, Văn, Anh và một môn thứ 4 là môn bất kỳ), Ban Giám hiệu sẽ chọn ngẫu nhiên và kiểm tra hàng tháng. Sau mỗi lần thi, nhà trường họp toàn bộ giáo viên bộ môn Toán, Văn, Anh và môn thứ 4 để rút kinh nghiệm. Hàng tháng, nhà trường thông báo điểm về cho phụ huynh và xếp hạng các em từ cao xuống thấp.

Được biết, trường THCS Phan Đình Giót đã xây dựng phần mềm riêng, trong đó có sẵn ngân hàng đề thi để học sinh ôn luyện.

 

 Chi Mai - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Những hoạt động làm tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19

Theo nghiên cứu của nhóm cố vấn khoa học trong các tình huống khẩn cấp (SAGE) của Chính phủ Anh công bố mới đây, đi mua sắm thường xuyên, sử dụng phương tiện công cộng và đến không gian trong nhà đông người là những hoạt động gây nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Cố tình nhiễm Omicron: Khôn hay dại?

Các bác sĩ cho biết có một xu hướng nguy hiểm là những người cố tình lây nhiễm biến thể Omicron để có được kháng thể nhằm chống lại COVID-19.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/hoc-sinh-lop-9-hoc-truc-tuyen-on-thi-the-nao-cho-hieu-qua-188159.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com