Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang: Dân sử dụng đất 63 năm, xã lấy lại cho thuê có đúng luật !?

17/07/2018 14:15

Kinhte&Xahoi Thời gian gần đây, các hộ dân thôn Thượng, xã Bích Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, rất bức xúc về việc UBND xã ban hành Thông báo đăng ký, bổ sung diện tích 4.117,1 m2 đất nuôi trồng thủy sản (đất ao) của người dân sử dụng trên 60 năm vào nguồn quỹ đất nông nghiệp vào mục đích công ích và tổ chức cho thuê đất. Chúng tôi đã về địa phương gặp người dân và chính quyền để tìm hiểu vụ việc.

Nguồn gốc ao Chiến Thắng

Căn cứ hồ sơ, tài liệu cho thấy, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách ruộng đất, năm 1955, Nhà nước tịch thu đất của địa chủ chia cho dân nghèo, trong đó có diện tích khu ao Sau Dộc, thôn Thượng, gọi là ao Chiến Thắng. Qúa trình đo đạc, xác định Ao Chiến Thắng có diện tich 4.117,1 m2 thuộc thửa 570 và 571, tờ bản đồ địa chính số 9, chia cho 11 hộ gia đình thôn Thượng, mỗi hộ 1 sào, gồm: Hộ ông Hiền, ông Châu, ông Thung, bà Thành, ông Mười, ông Cấp, ông Niên, bà Bân, ông Cõn, ông Chinh, ông Phúc. Khi được chia ao Chiến Thắng, các hộ sử dụng nuôi thả cá và trồng rau rút. Năm 1978, khi HTX toàn xã được thành lập, 11 hộ dân vẫn trực tiếp quản lý ao, nuôi thả cá và trồng rau, đến năm 1981, do khó khăn về nguồn nước tưới để phục vụ sản xuất nông nghiệp, lãnh đạo HTX vận động 11 hộ gia đình cho mượn mặt bằng ao Chiến Thắng để chứa nước. Vì lợi ích chung, 11 hộ đồng ý cho thôn mượn, chỉ nói bằng miệng, không có văn bản, giấy tờ và các hộ vẫn nuôi thả cá, trồng rau.

Ao Chiến Thắng hiện các hộ dân đang quản lý, sử dụng

Đến năm 1993, để có quỹ xây dựng công trình phúc lợi của thôn (Trạm biến áp, đường điện hạ thế), trưởng thôn đã giao khoán thầu ao Chiến Thắng cho ông Nguyễn Văn Hòa, ông Nguyễn Văn Thưởng, sử dụng thời hạn 10 năm (từ năm 1993 đến năm 2003) nhưng không tổ chức họp và lấy ý kiến 11 hộ dân đang trực tiếp quản lý, sử dụng, đã đặt vụ việc trước sự đã rồi. Khi hợp đồng giao thầu cho ông Hòa, ông Thưởng hết hạn, 11 hộ gia đình có đơn đề nghị cấp ủy, lãnh đạo thôn Thượng, trả lại ao Chiến Thắng. Ngày 21/3/2005. Lãnh đạo thôn Thượng tổ chức hội nghị nhân dân, trong đó có nội dung xét đơn xin đòi lại ao Chiến Thắng. Sau khi xem xét, hội nghị nhân dân nhất trí trả lại ao Chiến Thắng cho 11 hộ. Năm 2006, 11 hộ đã tiến hành họp và gắp phiếu phân chia thành 11 suất, mỗi suất có diện tích 374,2m2 và tiến hành đề nghị làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho từng hộ theo quy định của pháp luật nhưng không biết vướng mắc ở đâu mà đến nay 11 hộ dân vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ!?

Theo luật sư Trần Thế Vinh, 11 hộ dân đã trực tiếp quản lý, sử dụng ao Chiến Thắng nuôi trồng thủy sản, liên tục trên 60 năm, không tranh chấp, đã hội đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định của Luật đất đai năm 1993, năm 2003, năm 2013. Như vậy, chính quyền địa phương cần xem lại công tác quản lý đất đai trên địa bàn, trong đó có việc hướng dẫn, phổ biến các hộ dân lập hồ sơ đăng ký kê khai, xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định pháp luật. Không lẽ những hạn chế trong công tác quản lý, chưa làm hết trách nhiệm của chính quyền địa phương mà hậu quả 11 hộ dân phải lãnh đủ.

Sau đó, ngày 1/10/2006, UBND xã Bích Sơn có Thông báo số 145/TB-UBND, do Chủ tịch UBND xã Bích Sơn Nguyễn Văn Lân ký, có nội dung ao Chiến Thắng đã do thôn và xã quản lý, giao địa chính xã phối hợp cấp ủy, Ban lãnh đạo (BLĐ) thôn Thượng lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thu hồi diện tích ao Chiến Thắng mà BLĐ thôn đã trả cho 11 hộ, giao BLĐ thôn Thượng tổ chức quản lý và tham mưu UBND xã tổ chức đấu thầu, giao thầu khu đất ao Chiến Thắng có hiệu quả, đúng quy định pháp luật. Rất tiếc là Thông báo 145/TB-UBND không được gửi cho các hộ dân đang trực tiếp quản lý, sử dụng ao Chiến Thắng!?

Chưa giải quyết khiếu nại của công dân

Từ năm 2006, các hộ liên tục có ý kiến tại các cuộc họp, các buổi tiếp xúc cử tri và làm việc với UBND xã Bích Sơn nhưng các kiến nghị, phản ánh không có hồi âm. Thật bất ngờ, ngày 2/5/2018, UBND xã Bích Sơn có Thông báo số 21/TB-UBND về việc đăng ký, bổ sung diện tích 4.117,1m2đất nông nghiệp (đất nuôi trồng thủy sản) gồm thửa số 570 diện tích 2.431,5m2 và thửa số 571 diện tích 1.685,6m2, Tờ bản đồ địa chính số 9 tại khu đất Sau Dộc, thôn Thượng vào nguồn quỹđất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích và UBND xã tiến hành cho thuê đất thời hạn 5 năm. Không đồng ý Thông báo của UBND xã Bích Sơn, có nội dung không phù hợp thực tế, mang tính áp đặt, trái quy định pháp luật về đất đai. Các hộ dân đã có đơn khiếu nại (KN) đề nghị làm rõ các nội dung sau:

-Việc UBND xã Bích Sơn đăng ký, bổ sung diện tích 4.117,1m2 đất nuôi trồng thuy sản của 11 hộ dân, đang trực tiếp quản lý sử dụng vào nguồn quỹ đất đất nông nghiệp của xã và thực hiện cho thuê đất là không có căn cứ và trái thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Hơn nữa, Thông báo số 21/TB-UBND để thực hiện Công văn số 329/UBND-VP ngày 27/12/2017 của UBND xã Bích Sơn, là không đúng pháp luật, vì Công văn 329/UBND-VP trả lời kiến nghị của cử tri, không phải là quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.

-Toàn bộ diện tích 4,117,1m2 đất ao của 11 hộ dân được Nhà nước giao quyền sở hữu từ năm1955 đến nay, pháp luật không có quy định UBND xã có thẩm quyền ban hành Thông báo đăng ký, bổ sung vào quỹ đất công ích, để cho người khác thuê. Đây là kiểu đánh tráo khái niệm, nhằm lấy đất của dân, có dấu hiệu nhóm lợi ích.

-11 hộ dân đã có nhiều đơn KN Thông báo số 21/TB-UBND ngày 2/5/2018 nhưng không hiểu vì lý do gì, UBND xã Bích Sơn không thụ lý, không giải quyết đơn KN của công dân, là vi phạm nghiêm trọngĐiều 28, Điều 31 Luật Khiếu nại, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của 11 hộ dân. Ngày 8/5/2018, UBND huyện Việt Yên có văn bản số 645/UBND-VP chuyển đơn KN của công dân đến Chủ tịch UBND xã Bích Sơn xem xét, giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm.

Trước tình hình trên, các hộ dân có nhiều đơn thư đề nghị chính quyền các cấp, cơ quan chức năng huyện Việt Yên và tỉnh Bắc Giang, quan tâm chỉ đạo, kiểm tra làm rõ những khuất tất, lạm quyền, vi phạm pháp luật của lãnh đạo UBND xã Bích Sơn,trong việcban hành thông báo đăng ký, bổ sung diện tích ao Chiến thắng, vào nguồn quỹ đất sử dụng vào mục đích công ích và xử lý nghiêm những cá nhân làm trái quy định pháp luật, tránh xảy ra điểm nóng khiếu kiệnvề đất đai, để củng cố niềm tin của người dân đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. 

 

Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

“Nóng” chủ đề nợ công ở Malaysia

Sau khi Moody’s mới đây cho rằng nợ công của Malaysia ở mức 50,8% GDP giống công bố của chính phủ tiền nhiệm, câu chuyện nợ công một lần nữa trở thành chủ đề nóng ở quốc gia này.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com