Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Lo ngại thuốc lá điện tử “tấn công” học sinh, sinh viên

09/05/2021 10:20

Kinhte&Xahoi Vài năm gần đây, không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh các em học sinh mặc áo đồng phục uống nước và hút thuốc lá điện tử sau những giờ học tại các quán cafe, giải khát gần trường học.

Không khó bắt gặp học sinh sử dụng thuốc lá điện tử. (Ảnh minh họa)

Thống kê của Bộ Y tế, năm 2020 có 8,35% học sinh lớp 8-12 và khoảng 2,6% thanh, thiếu niên 13-17 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử. Bên cạnh đó cũng đã ghi nhận nhiều vụ ngộ độc ma túy có trong loại thuốc lá này. Trước thực trạng trên, ngoài chế tài và sự vào cuộc của cơ quan chức năng cần có sự phối hợp tuyên truyền vận động của các bậc cha mẹ, phụ huynh và nhà trường. 

Trẻ hóa người sử dụng thuốc lá điện tử

Tại các quán cafe, giải khát gần trường không khó để bắt gặp hình ảnh các em học sinh mặc áo đồng phục uống nước và hút thuốc lá điện tử trước và sau những giờ học. Với lý do thuốc lá điện tử “không ảnh hưởng đến người xung quanh”, “tạo mùi thơm miệng”, “ít gây bệnh và đặc biệt giúp cai thuốc lá truyền thống hiệu quả”... nhiều học sinh còn sử dụng thuốc lá điện tử thể hiện sự sành điệu, theo kịp “trend” giới trẻ. Học sinh cấp 2, cấp 3 sử dụng thuốc lá điện tử theo dạng vape, pod...

Theo số liệu điều tra quốc gia sức khỏe học đường do Bộ Y tế thực hiện năm 2019 ghi nhận 2,6% học sinh trong lứa tuổi 13-17 đang sử dụng thuốc lá điện tử. Cuộc điều tra tương tự năm 2005, tỷ lệ này là 0,2%.

Theo một số học sinh gần đây, thuốc lá điện tử len lỏi vào trường học bởi các lý do nhỏ gọn, giá thành siêu rẻ. Chỉ với hơn 100 nghìn đồng thì đã có thể mua một “điếu” thuốc lá điện tử dùng một lần dưới dạng son môi, bút, viết, USB... Những loại này rất đa dạng hương vị từ dâu, cam, xoài... bán trôi nổi, có nicotine, thậm chí có cả cần sa gây nghiện.

Việc sử dụng cần sa, ma túy khi sử dụng thuốc lá điện tử đang trở thành vấn đề nhức nhối. Tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, gần đây đã tiếp nhận nhiều trường hợp sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử có chứa ma túy. Mới đây nhất, trung tâm điều trị cho một số học sinh đến từ tỉnh Yên Bái. Gia đình cho biết, ban đầu các em học sinh đã được cho hút thuốc lá điện tử có hương vị rất lạ mà không phải mất tiền mua, nhưng những lần sau đó thì phải trả tiền. Sau khi dùng, các em đã có biểu hiện phê thuốc: tinh thần bất thường, tay liên tục “múa” đến mệt lả rồi ngủ thiếp đi. Qua kiểm tra cho thấy loại thuốc lá điện tử  này chứa ma túy.

Kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Giám định ma túy, Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an cho thấy, trong thuốc lá điện tử chứa ma túy mới chưa có trong danh mục chất gây nghiện, gây loạn thần, ảo giác, có thể dẫn tới ngộ độc, tử vong nhanh chóng đối với người sử dụng.

Một ca bệnh khác cũng vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là nam thanh niên 23 tuổi có biểu hiện hoang tưởng, kích động dữ dội sau khi dùng thuốc lá điện tử. Xét nghiệm tinh chất có trong loại thuốc lá điện tử mà thanh niên này sử dụng cho thấy có chứa chất ma túy mới.

Trả lời giới truyền thông, PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường - Giám đốc Trung tâm Giám định ma túy Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an chia sẻ, câu chuyện của một người đàn ông mang thuốc lá điện tử của con đến Viện Giám định ma túy sau khi nhận thấy sự thay đổi trong hành vi, tâm lý của con trai mình sau mỗi lần hút thuốc lá điện tử. Ông kể, thấy biểu hiện của con trai như thế, ông cũng lấy hút thử, sau khi hút, đầu óc tối sầm, quay cuồng. Khi đó ông có thể nhận thức, nghe được từng lời nói của mọi người xung quanh nhưng không thể ngồi dậy. Tuy nhiên, ngày hôm sau khi mọi người hỏi những gì đã diễn ra hôm trước thì ông không hề nhớ. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong thuốc lá điện tử của cậu con trai ông có chất hướng thần 5F-MDMB-PICA.

Theo TS. Trường, chất hướng thần 5F-MDMB-PICA trước đây chỉ có trong cỏ Mỹ, nhưng đến nay các đối tượng đã sử dụng những loại vật mang mới như: tinh dầu thuốc lá điện tử, thuốc lào. 5F-MDMB-PICA là một trong những loại ma túy tổng hợp kích thích thần kinh trung ương gây ảo giác mạnh về không gian và thời gian. Khi sử dụng lâu dài, 5F-MDMB-PICA khiến cấu trúc của thần kinh bị tổn thương và dẫn đến bị tâm thần phân liệt. Các loại ma túy thế hệ mới còn có thể dẫn tới ngộ độc và tử vong nhanh chóng.          

Để ngăn ngừa sử dụng thuốc lá điện tử, shisha xâm nhập vào các trường học, ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh, sinh viên. Đồng thời, gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài về sức khỏe, kinh tế, xã hội. Bộ Y tế đã có công văn gửi Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) về việc tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới (bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha) tại các cơ sở giáo dục.

Thuốc lá điện tử dùng một  lần ngoài độc hại còn ảnh hưởng lớn đến môi trường. 

Thuốc lá điện tử xâm nhập trường học, ảnh hưởng lối sống giới trẻ

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay trên thị trường Việt Nam đang xuất hiện nhiều sản phẩm thuốc lá mới. Trong đó, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử (rlectronic nicotine delivery - ENDs), thuốc lá nung nóng (heated tobacco product - HTPs), shisha...

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), để sản xuất các sản phẩm thuốc lá điện tử có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng. Trong đó, rất nhiều loại hương liệu độc hại và chưa được đánh giá toàn diện về mức độ gây hại đối với sức khỏe, các sản phẩm này đều có chất nicotine là chất gây nghiện.

Các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha (gọi chung sản phẩm thuốc lá mới) rất có hại cho sức khỏe cả người hút và người xung quanh. Đây còn là nguyên nhân của nhiều trường hợp ngộ độc nicotine, gây các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa.

Sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và lối sống của giới trẻ. Nhất là hậu quả lâu dài như rối loạn nhận thức và cảm xúc, giảm khả năng học tập, rối loạn tâm thần.

Những thay đổi do nicotine gây ra trong hệ thần kinh khiến người dùng ở nhóm tuổi này dễ bị nghiện nicotine hơn. Vì thế, ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ đến sớm và trầm trọng hơn trong tương lai.

Tại Việt Nam, các sản phẩm thuốc lá mới hiện là những sản phẩm chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành, tuy nhiên một số điều tra cho thấy tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ đang gia tăng nhanh chóng.

Năm 2019, kết quả điều tra sức khỏe học sinh toàn cầu của WHO thực hiện tại 21 tỉnh, thành cho thấy, tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử tăng lên 2,6% (năm 2015 tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 0,2%).

Nghiên cứu do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành năm 2020 cho kết quả tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8 - 12 là 8,35%, độ tuổi học sinh lớp 10 - 12 cao hơn với 12,6%.

Thuốc lá điện tử đang xâm nhập vào các trường học, ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh, sinh viên. Đồng thời, gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài về sức khỏe, kinh tế, xã hội.

Xây dựng môi trường không khói thuốc tại các cơ sở giáo dục

Trước tình hình trên, để ngăn ngừa tình trạng sử dụng các sản phẩm thuốc lá bao gồm cả các sản phẩm thuốc lá mới trong học sinh, sinh viên, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục phổ biến tác hại của thuốc lá và các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Bên cạnh đó, phổ biến rộng rãi về tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới cho học sinh, sinh viên, học viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục. Đặc biệt là xây dựng môi trường không khói thuốc tại các cơ sở giáo dục.

Bộ Y tế đề nghị Bộ GD&ĐT chỉ đạo các Sở GD&ĐT tuyên truyền, phổ biến tác hại của việc sử dụng thuốc lá mới tới sinh viên, học sinh các cấp và tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha tại các cơ sở giáo dục.

Cùng với đó, Bộ GD&ĐT cần phối hợp với các địa phương thực hiện nghiêm quy định cấm bán thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá mới theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. 

 Bảo Châu - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/lo-ngai-thuoc-la-dien-tu-tan-cong-hoc-sinh-sinh-vien-d155093.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com