Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Mì ăn liền xuất khẩu vào Châu Âu sẽ bị kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

25/12/2021 11:16

Kinhte&Xahoi Kể từ ngày 6/1/2022, mì ăn liền của Việt Nam sẽ chịu tần suất kiểm tra là 20% với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của Ethylene Oxide khi xuất khẩu vào Châu Âu.

Sản phẩm mì khô vị bò gà của Công ty Cổ phần Thực phẩm Thiên Hương từng bị Na Uy cảnh báo và thu hồi

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, ngày 17/12, Uỷ ban Châu Âu đã đăng công báo Quy định số (EU) 2021/2246 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu (EU).

Theo đó, đối với Việt Nam, tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật với các loại rau thơm, quả và thực phẩm cụ thể với rau mùi, húng quế, bạc hà, rau mùi tây, đậu bắp và hạt tiêu là 50%; thanh long và mì ăn liền là 20%

Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 20 kể từ ngày đăng công báo.

Như vậy, dự kiến kể từ ngày 6/1/2022, mì ăn liền của Việt Nam sẽ chịu tần suất kiểm tra là 20% với dư lượng của Ethylene Oxide (tổng cộng của cả ethylene oxide và 2-chloro-ethanol, vì đều được đề cập là ethylene oxide).

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, do mì ăn liền là sản phẩm tổng hợp, trong trường hợp sản phẩm có thêm trứng hoặc mỡ động vật, thì cần thêm chứng thư từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Trước đây, nhà chức trách của EU kiểm tra sản phẩm (nhập khẩu, nội địa) theo hình thức định kỳ, ngẫu nhiên hoặc khi có khiếu nại. Các sản phẩm một khi vi phạm sẽ bị tăng tần suất kiểm tra, tùy mức độ vi phạm mà tỷ lệ kiểm tra trên cả lô hàng có thể là 50%, thậm chí là 100%...

Thời gian qua, một số nước thành viên EU đã lên tiếng cảnh báo về nông sản, thủy sản xuất khẩu vào khối này có dư lượng hóa chất vượt quá mức quy định trong những đợt kiểm tra đột xuất. Đơn cử như vụ việc lô mì khô vị bò gà của Công ty Cổ phần Thực phẩm Thiên Hương bị Na Uy cảnh báo và thu hồi tại thị trường này do phát hiện lô sản phẩm có chứa 0,052 mg/kg-ppm ethylene oxide.

 Hậu Lộc - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

CNN: Kích hoạt làm việc từ xa do lo ngại COVID-19

Trong thông báo gửi đến các nhân viên, Chủ tịch đài CNN (Mỹ), Jeff Zucker cho hay, những nhân viên không buộc phải có mặt ở văn phòng để sản xuất chương trình hoặc cung cấp các hoạt động thiết yếu khác cho công tác chuyên môn sẽ được yêu cầu làm việc tại nhà.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/mi-an-lien-xuat-khau-vao-chau-au-se-bi-kiem-tra-du-luong-thuoc-bao-ve-thuc-vat-186402.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com