Kinh tế chú trọng sản xuất công nghiệp của Đức phụ thuộc lớn vào lượng đơn hàng từ bên ngoài.
Mức này trái ngược với kết quả cuộc thăm dò ý kiến các nhà phân tích của Reuters, vốn từng dự báo mức tăng 0,2%.
Cũng theo số liệu thống kê, các nhà sản xuất Đức đã chứng kiến số lượng đơn đặt hàng mới (không bao gồm các đơn đặt hàng quy mô lớn) tăng chỉ 0,7% trong tháng 10.
"Điều này cho thấy nền kinh tế Đức sẽ tiếp tục thu hẹp trong những tháng mùa đông" - nhà kinh tế Ralph Solveen tại công ty dịch vụ tài chính Commerzbank AG (Frankfurt, Đức) nhận định.
Tin tức không mấy tích cực ập đến trong bối cảnh nền kinh tế số một châu Âu đang trong thời kỳ suy thoái, một phần bởi các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đang chịu cú sốc cực lớn vì những nguyên nhân khác nhau.
Thứ nhất, Đức mất đi nguồn cung khí đốt tự nhiên giá rẻ từ Nga do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Giá khí đốt tăng vọt dẫn đến lạm phát gia tăng, kinh tế suy thoái.
Thứ hai, tác động của lãi suất cao hơn nhằm giải quyết tình trạng lạm phát cao sau cuộc khủng hoảng Ukraine đã tạo thêm áp lực lên các hộ gia đình và doanh nghiệp, trong khi nền kinh tế thiên về sản xuất của Đức phải vật lộn với khối lượng thương mại toàn cầu yếu hơn.
Thứ ba, việc ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc trong bối cảnh địa chính trị hiện nay khiến nền kinh tế Đức hứng chịu ảnh hưởng lớn. Theo số liệu từ phía Đức, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 12,8% trong tổng lượng hàng hóa nhập khẩu của Đức.
Hoàng Linh - Hà Nội mới