Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Nga chính thức rút khỏi Hiệp ước CFE

07/11/2023 15:45

Kinhte&Xahoi Ngày 7-11, hãng tin Tass dẫn tuyên bố Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này đã hoàn tất các thủ tục rút khỏi Hiệp ước các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) và tài liệu này không còn giá trị đối với Mátxcơva.

Nga rút khỏi Hiệp ước CFE từ ngày 7-11.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga có đoạn: “Thủ tục Nga rút khỏi CFE theo quy định của Hiệp ước đã hoàn tất vào lúc 0h sáng ngày 7-1-2023 (giờ địa phương)”. Vì vậy, văn bản pháp luật quốc tế từng bị Mátxcơva đình chỉ từ năm 2007, giờ đây đã trở thành lịch sử đối với nước Nga”.

Hiệp ước CFE được ký kết tại Paris (Pháp) vào năm 1990 bởi đại diện của 16 quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và 6 thành viên của Tổ chức Hiệp ước Vacsava, có tính đến sự cân bằng vũ khí thông thường giữa 2 khối. Tuy nhiên, sau khi Tổ chức Hiệp ước Vacsava sụp đổ, NATO thường xuyên mở rộng về phía Đông. Điều này vấp phải sự phản ứng quyết liệt của Nga. Mátxcơva từ lâu đã lập luận rằng việc NATO liên tục kết nạp các thành viên (bao gồm các thành viên cũ của Tổ chức Hiệp ước Vacsava) đang phá hoại CFE.

Năm 2007, Nga tuyên bố đình chỉ một phần CFE với lý do các thành viên mới của NATO không tuân thủ các giới hạn được quy định trong hiệp ước, nhưng vẫn tham gia các cuộc họp của nhóm cố vấn chung.

Năm 2015, Mátxcơva đã rút hoàn toàn khỏi các cơ chế CFE vì “không có nhu cầu tiếp tục tham gia” và chỉ tham gia theo hình thức cho đến nay.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết, CFE đã đi ngược lại với những lợi ích an ninh của Nga trong bối cảnh diễn biến thế giới hiện nay. Ông cho rằng, thế giới trong thời gian tới sẽ hoàn toàn khác so với thế giới những năm 1990 hoặc 1999 và điều này đòi hỏi những cách tiếp cận mới, trong đó có cả vấn đề kiểm soát vũ khí.

2 thỏa thuận khác liên quan đến CFE đã không còn hiệu lực đối với Nga gồm: Bản Ghi nhớ Budapest ngày 3-11-1990, quy định số lượng tối đa của các loại vũ khí và thiết bị thông thường đối với sáu quốc gia thành viên Hiệp ước Vacsava; và Thỏa thuận phụ ngày 31-5-1996 điều chỉnh hiệp ước ban đầu.

 Quỳnh Dương - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nhật Bản khẳng định nước thải phóng xạ đã qua xử lý là an toàn

Kyodo dẫn nguồn tin cho biết, ngày 4-11, Nhật Bản đã nhấn mạnh sự an toàn của việc xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương, trong cuộc họp giữa các bộ trưởng môi trường có sự tham gia của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Dầu Nga được bán cao hơn mức giá trần của EU

Đài RT (Nga) ngày 2-11, dẫn báo cáo từ Bộ Tài chính Nga cho biết, giá trung bình của hỗn hợp dầu thô Urals hàng đầu của nước này là 81,52 USD/thùng trong tháng 10, cao hơn 35% so với mức giá trần 60 USD do Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt hồi tháng 12 năm ngoái.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/nga-chinh-thuc-rut-khoi-hiep-uoc-cfe-647231.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com