Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Ngăn chặn vi phạm bản quyền

17/05/2023 09:35

Kinhte&Xahoi Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả ngày càng được quan tâm, nhất là khi pháp luật về sở hữu trí tuệ được bổ sung và ngày càng hoàn thiện, các cá nhân, tổ chức đã dần ý thức được tầm quan trọng của quyền tác giả và có những biện pháp bảo vệ. Tuy vậy, trên thực tế, vi phạm về quyền tác giả vẫn diễn ra phổ biến.

Khảo sát mới đây của Liên minh Chống vi phạm bản quyền (CAP) châu Á cho thấy, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ cao về vi phạm bản quyền qua dịch vụ phát nội dung trực tuyến, mạng xã hội hay tin nhắn. Cụ thể, có tới 41% vi phạm qua nền tảng mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin; 19% thông qua streaming (công nghệ được sử dụng để truyền dữ liệu tới máy tính và các thiết bị di động thông qua internet). Tỷ lệ sử dụng các nền tảng vi phạm bản quyền cũng chiếm tới 61%.

Theo Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam, hiện vi phạm bản quyền trên môi trường số diễn ra công khai trên nhiều nền tảng bởi người dùng vẫn có xu hướng thích dùng “của chùa”. Độ tuổi vi phạm nhiều nhất là 18-24 với tỷ lệ sử dụng nội dung lậu lên tới 65%…

Không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, việc chiếm đoạt trái phép tác phẩm có bản quyền đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của người sáng tạo. Công chúng thì không được thưởng thức tác phẩm đúng nghĩa, bởi các sản phẩm sao chép, miễn phí khó có thể bảo đảm chất lượng như tác phẩm gốc. Chính vì vậy, để ngăn chặn hiệu quả những vi phạm, cơ quan chức năng cần có giảỉ pháp buộc các bên liên quan phải thực thi nghiêm quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và quyền liên quan, đặc biệt là trên môi trường số, đã được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2022; giám sát chặt chẽ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, buộc họ phải có trách nhiệm triển khai những biện pháp kỹ thuật, phối hợp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định áp dụng đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến quyền tác giả... Nghị định quy định chi tiết 12 loại hình tác phẩm được bảo hộ - đây chính là công cụ pháp lý, là “cây gậy” quan trọng để xử lý những vi phạm “như cơm bữa” về quyền tác giả hiện nay.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm bản quyền số vẫn không dễ dàng, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, các nền tảng xuyên biên giới và chính các chủ thể sở hữu nội dung. Đồng thời, cần mạnh tay xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật như: Ngăn cấm thực hiện hành vi trên không gian mạng, thậm chí từ chối cung cấp dịch vụ internet cho bên vi phạm... Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải thật sự chủ động, nâng cao trình độ, hiểu biết về mặt pháp lý cũng như có ý thức khai thác các sản phẩm của mình trên môi trường số một cách an toàn.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật, xây dựng cơ chế giám sát hữu hiệu thì sự chủ động của chính các tác giả cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng ngăn chặn vi phạm bản quyền. Những người bị xâm hại cần mạnh mẽ lên tiếng để bảo vệ bản quyền, quản lý quyền sở hữu tài sản trí tuệ của mình, đồng thời thực hiện tốt việc đăng ký bảo hộ bản quyền. Điều này sẽ góp phần quan trọng hạn chế được tình trạng vi phạm bản quyền.

 Hà Trang - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kinh tế Pakistan: Bên bờ vực vỡ nợ

Nhiều năm quản lý tài chính sai lầm và bất ổn chính trị đã đẩy nền kinh tế Pakistan đến bờ vực sụp đổ. Tình hình gần đây càng trầm trọng hơn bởi hậu quả của trận lũ lụt lịch sử hồi tháng 9-2022 và cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Sự chậm trễ trong các cuộc thảo luận với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khiến dư luận lo ngại Pakistan sẽ nhanh chóng lâm vào tình trạng vỡ nợ.

Nguồn: Hà Nội mới http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Luan-ban-Hanh-dong/1064440/ngan-chan-vi-pham-ban-quyen

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com