Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Nghĩ về lời dạy của Bác: “Một việc làm tốt bằng vạn bài diễn văn hay”

19/05/2020 08:57

Kinhte&Xahoi Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một việc làm tốt bằng vạn bài diễn văn hay”. Phong cách Dân vận của Bác là: “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” và “Thật thà nhúng tay vào việc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm đồng bào Hùng Sơn, xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (1954). Ảnh: Tư liệu.

Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Bác, mỗi chúng ta cần suy nghĩ sâu hơn những lời Bác dạy. Ai ở lĩnh vực nào thì suy nghĩ sâu lời dạy của Bác ở lĩnh vực đó để thấm nhuần hơn, làm tốt hơn bổn phận của mình, cống hiến nhiều hơn cho đất nước.

Chúng ta kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Bác đúng vào lúc dịch Covid – 19 lây lan khắp thế giới. Thành công của Việt Nam trong “chống dịch như chống giặc” được cả thế giới ngưỡng mộ, ca ngợi, bất kể họ ở đảng phái chính trị nào.

Thành công của Việt Nam không biên giới mà bay xa, vang xa. Sâu thẳm hơn sự ca ngợi bằng lời trên các tờ báo là sự khâm phục về tinh thần đoàn kết thành sức mạnh của cả hệ thống chính trị, là sự tin tưởng của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, là sự quên mình vì dân của lãnh đạo các cấp, trước hết là Đảng, Chính phủ; là sự sẵn sàng hy sinh của lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, là tấm lòng của những thầy thuốc “Lương y như từ mẫu”, là lòng nhân ái – cốt cách của người Việt Nam. Như vậy cũng chưa đủ để nói về Việt Nam trong công cuộc chống đại dịch vừa qua.

Song nguyên nhân để có được điều đó ngoài việc chúng ta có hệ thống chính trị vững chắc, Đảng ta, nhân dân ta được rèn luyện qua bao thử thách, gian lao... thì, chắc ai cũng suy nghĩ về Người đã chỉ cho chúng ta phương pháp cách mạng ấy: Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Dẫn đến thành công là do “Dân vận khéo”

Trong khuôn khổ bài viết này, nghĩ về những lời dạy của Bác dẫn dắt chúng ta có thành công như vừa qua, tôi nghĩ ngay đến lời dạy của Bác về công tác dân vận: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công, Dân vận kém thì việc gì cũng kém”.

Rõ ràng, một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công vừa qua là do chúng ta đã làm “Dân vận khéo”. Vì chúng ta đã tuyên truyền, vận động được sự đồng thuận cao của toàn dân. Đặc biệt chúng ta đã chủ động nắm bắt tình hình, dư luận xã hội, kịp thời tham mưu, đề xuất giải quyết những khó khăn của nhân dân không phân biệt quốc tịch, vùng miền.... và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động phong trào quyên góp ủng hộ Nhà nước chống “giặc dịch Covid -19”, được đông đảo nhân dân tham gia.

Tôi muốn nhân sự kiện vừa qua, liên hệ với thành công của Việt Nam trong “Chống giặc Covid -19” vào công việc của Hội Khuyến học Việt Nam. Liệu chúng ta có thành công trong thời gian tới không?

Ngày 15/10/1949 Bác Hồ đã viết bài báo “Dân vận”. Bài báo ngắn gọn nhưng hàm chứa những nội dung thiết thực, dễ hiểu, được đúc kết từ thực tiễn hoạt động tìm đường cứu nước và lãnh đạo Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công.

Bài báo này đã trở thành cẩm nang cho tất cả cán bộ, Đảng viên trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiêm vụ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)

Trong tác phẩm, Người viết: “Dân vận là vận động tất cả các lực lượng của mỗi người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể giao”.

Để rõ hơn, Bác đặt câu hỏi: “Ai phụ trách Dân vận?” và Người đã trả lời đanh thép “Tất cả cán bộ chính quyền, cán bộ đoàn thể và tất cả Hội viên của các tổ chức Nhân dân đều phải phụ trách Dân vận”.

Như vậy, tất cả chúng ta, những cán bộ làm công tác khuyến học cũng là những người phụ trách Dân vận, làm Dân vận với nhiệm vụ chính là tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực học tập, nâng cao dân trí, học suốt đời, học không bao giờ cùng.

 “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”

Hội Khuyến học Việt Nam  là Hội của tổ chức nhân dân, là Hội đặc thù được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ. Hội không có mục đích tự thân, không có cơ quan lãnh đạo cấp trên mà nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thông qua các Chỉ thị, Nghị quyết.

Hội gồm đa phần là lãnh đạo các Ban, ngành, địa phương đã về hưu, tình nguyện hoạt động vì “Sự học của nhân dân”. Kinh phí hoạt động của Hội vô cùng hạn hẹp.

Trong bối cảnh đó, cán bộ Hội phải làm Dân vận thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ “làm nòng cốt trong liên kết, phối hợp xây dựng xã hội học tập”, “triển khai các mô hình học tập” và các nhiệm vụ do các Tổ chức chính trị giao, nhất là trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang phát triển kinh tế tri thức, bằng trí tuệ, bằng sáng tạo khoa học – công nghệ.

Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ nặng nề được giao, trước hết mỗi chúng ta cần nghiên cứu lời dạy của Bác đã chỉ ra trong tác phẩm Dân vận khéo “Dân vận phải thế nào” và Bác đã khái quát, làm Dân vận phải “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.

Đây chính là phong cách của cán bộ Dân vận mà chúng ta thuộc diện đó. Bác dùng từ rất dễ hiểu, mỗi từ, mỗi câu là một cách làm. “Óc nghĩ” là không ngừng suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra cách làm sáng tạo nhằm nâng cao năng lực hoạt động.

Mỗi nội dung thuộc nhiệm vụ phải thực hiện đều có cách triển khai rất đa dạng. Nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ, hết lòng vì công việc thì sẽ tìm ra cách làm hay, vận động được nhiều người cùng tham gia.

“Mắt trông” theo Bác là cần đề cao năng lực thực tiễn, theo dõi, nắm vững tình hình, không quan liêu, vô cảm, xa rời quần chúng. “Tai nghe, chân đi” là thường xuyên hướng về cơ sở để lắng nghe ý kiến của nhân dân, nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, cùng dân giải quyết công việc, không chỉ biết nói mà không biết làm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp vỡ lòng ở phố Hàng Than, Hà Nội, năm 1958. Ảnh tư liệu

Việc học là khó nhất

Theo Bác: “Một việc làm tốt bằng vạn bài diễn văn hay”. Phong cách Dân vận của Bác là: “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” và “Thật thà nhúng tay vào việc”.

Do đó, người cán bộ khuyến học cần làm theo đúng phương châm của công tác Dân vận: “Gần dân, sát dân, lắng nghe dân” trong vận động nhân dân thực hiện các mô hình học tập, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của nhân dân để trả lời các câu hỏi của dân về: lợi ích của thực hiện mô hình “Gia đình học tập”, tại sao nhân dân lại chưa mặn mà với việc học tập ?

Ví dụ: vừa qua trong thực tế đã tồn tại tư tưởng: học đại học mà không xin được việc thì học làm gì? Con gái học cao sẽ khó lấy chồng..., rồi học giỏi, bằng giỏi làm gì? Con ông nọ, bà kia học kém vẫn được vào cơ quan nhà nước, được bổ nhiệm vào chức nọ, chức kia...

 Những suy nghĩ tiêu cực đó cũng một phần bắt nguồn từ những việc làm tiêu cực, thiếu minh bạch ở một số nơi trong tuyển chọn nhân sự, bắt nguồn từ chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu nên số sinh viên ra trường có thời kỳ bị thất nghiệp nhiều, bắt nguồn từ những tiêu cực trong giáo dục, đào tạo....

Nếu chúng ta, cán bộ khuyến học ở các địa phương am hiểu tình hình, giải thích cho dân rõ về những lợi ích do sự học mang lại, đồng thời tham mưu với lãnh đạo địa phương, Trung ương về những giải pháp nhằm khắc phục căn cơ tình trạng trên từ cơ chế, chính sách thì sẽ góp phần tích cực vào việc vận động thành công các gia đình tham gia vào việc học để đạt các cấp học vấn theo yêu cầu.

Song, về vấn đề này thời gian vừa qua cán bộ khuyến học chưa thấy lên tiếng nhiều. Chúng ta cần quan niệm làm khuyến học không phải là dễ vì trong tất cả các việc thì việc học là khó nhất.

Nếu lười học và tự thỏa mãn thì sẽ thành dốt. Nhiều người đã nghĩ mình có bằng nọ, bằng kia rồi thì không cần học nữa, thế là đủ để làm việc, để sống nên khi vận động những người này đi học thông qua “Giáo dục người lớn” thì vấp phải sự phản ứng, thậm chí cười cợt chúng ta, kể cả nhiều cán bộ trong ngành giáo dục. Vấn đề “Giáo dục người lớn” được Hội Khuyến học Việt Nam đặt ra khá lâu rồi nhưng không được đông đảo người lớn tham gia.

Chúng ta đã phải chuyển từ “Giáo dục người lớn” sang “Học tập người lớn” và đã có các cuộc Hội thảo liên quan đến “Học tập người lớn gắn với học tập suốt đời”, chúng ta đã tuyên truyền, vận động, cổ vũ cho người lớn ở các lĩnh vực học tập thông qua các cuộc trao học bổng cho người lớn, trao giải thưởng “Nhân tài đất Việt”, các bài viết, các bài phát biểu về “Học tập người lớn, học tập suốt đời” thì đến nay vấn đề “Học tập người lớn” mới bước đầu được xã hội quan tâm.

 Đặc biệt, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã đồng hành cùng với Hội Khuyến học Việt Nam và Hội đã “kéo” được các trường đại học tham gia vào việc giúp người lớn học tập.

Tôi nêu ví dụ trên đây để thấy rằng chúng ta – những cán bộ khuyến học đã “Óc nghĩ, mắt trông” theo sát tình hình thực tế, nắm vững những việc phải làm mà chưa làm được để có những giải pháp khắc phục.

Chúng ta đã không vội vàng, làm từng bước vững chắc, có cơ sở khoa học, thực tiễn để thuyết phục từ cán bộ cấp cao đến người nông dân, vận động họ tích cực học tập và bước đầu chúng ta đã thành công.

Tôi nghĩ: đó là thành công của công tác Dân vận. Chúng ta không chỉ dừng lại ở việc vận động con em của các gia đình đi học đúng độ tuổi, vận động nhân dân tham gia học tập ở các trung tâm học tập cộng đồng... mà chúng ta đã đẩy công tác khuyến học lên tầm cao hơn, biến đổi về chất. Tôi vẫn ví việc học của xã hội như một cỗ xe, Bộ Giáo dục có trách nhiệm kéo và Hội Khuyến học là người đẩy cỗ xe đó. Vừa qua việc kéo – đẩy tương đối hài hòa nên chúng ta đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Hội, các cán bộ của Hội đã làm tốt công tác thuyết phục, vận động, liên kết phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao trên tất cả các lĩnh vực: văn phòng, tổ chức, kiểm tra, thi đua, phong trào.

Xã hội đã hiểu hơn về công việc của chúng ta và ủng hộ các giải pháp chúng ta đưa ra về thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học suốt đời. Công việc của Hội khi đã được Thường trực quyết định thì triển khai rất nhanh, hiệu quả. Chúng ta phải “Tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (ảnh tư liệu)

Mỗi cán bộ khuyến học trước tiên phải là người gương mẫu trong học tập

Song, sự thành công đó mới chỉ là bước đầu. Sắp tới, sau khi Quyết định 489/QĐ-TTg ngày 08/4/20220 của Thủ tướng đã ban hành thì nhiệm vụ của chúng ta sẽ nhiều hơn, yêu cầu chúng ta phải “Dân vận khéo” hơn.

Muốn vậy, mỗi cán bộ khuyến học trước tiên phải là người gương mẫu trong học tập, chịu khó học, đọc để trau dồi tri thức, nắm bắt kịp thời những thông tin mới, kiến thức mới, vận động vào công việc một cách hiệu quả. Chúng ta không gương mẫu học tập thì chúng ta không thể làm khuyến học được bởi việc của chúng ta là tuyên truyền, vận động, liên kết, phối hợp.

Chúng ta sẽ là tấm gương về học tập cho mọi người soi. Học đối với chúng ta – những người cao tuổi không thể theo lớp, theo trường mà chỉ thông qua sự tích cực đọc, truy cập thông tin như đã nêu trên.

Cùng với việc đọc, học nâng cao trình độ, bồi đắp tri thức về không chỉ lĩnh vực chuyên môn khuyến học, mà cả về phương pháp tư duy, phán đoán, giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, chúng ta cần học để sử dụng thành thạo các công cụ như máy vi tính, điện thoại di động... để trước tiên giúp chúng ta truy cập thông tin, học trên máy, sau đó để giúp đỡ những người chưa biết sử dụng.

Tri thức đầy ắp, thành thạo sử dụng công cụ cộng với sức mạnh mềm sẵn có trong mỗi con người đã có trên 40 năm công tác thì chắc chắn đó là sức mạnh tổng hợp giúp mỗi chúng ta thành công.

Sức mạnh mềm trong mỗi con người rất phong phú: đó là tinh thần đoàn kết, nhân ái, khéo léo, năng động, sáng tạo, kiên trì... Nếu chúng ta biết vận dụng nó vào công việc cùng với cái tâm trong sáng, vì tập thể thì chúng ta sẽ thành công.

Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay, học tập và làm theo tác phong và phương pháp Dân vận của Bác, mỗi cán bộ khuyến học hoàn toàn có thể làm tốt và tốt hơn nhiệm vụ của mình thông qua công tác Dân vận. Chúng ta sử dụng tất cả sức mạnh tổng hợp trong mỗi người để làm “Dân vận khéo”, nhất định chúng ta sẽ thành công.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Dân Trí/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/nghi-ve-loi-day-cua-bac-mot-viec-lam-tot-bang-van-bai-dien-van-hay-d124844.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com