Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Người cao tuổi vui mừng, hào hứng khi được tiêm vắc xin

19/09/2021 08:55

Kinhte&Xahoi Vượt qua sự hoang mang, lo lắng khi bị nhiều bệnh nền, phản ứng vắc xin sau khi tiêm vắc xin, rất nhiều người cao tuổi đã đi tiêm vắc xin phòng COVID-19, trong sự chăm sóc tận tình của các cán bộ y, bác sĩ. Những người cao tuổi hiểu về lợi ích của tiêm vắc xin, tăng cường miễn dịch phòng chống nhiễm bệnh cho bản thân và gia đình.

“Tiêm vắc xin để giữ sức khỏe cho mình và đại gia đình”

Trước khi đi tiêm vắc xin COVID-19, cụ bà Nguyễn Thị Tồn (102 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) không khỏi hoang mang, sợ sệt phản ứng thuốc sau khi tiêm. Người con trai dìu mẹ tới nơi tiêm như một lời động viên, trấn an tinh thần cụ.

Cụ có tiền sử cao huyết áp và thiếu máu cơ tim nên việc thăm khám, sàng lọc được bác sĩ thực hiện rất kỹ lưỡng. Được sự chăm sóc, tận tình của các cán bộ y, bác sĩ, cụ Nguyễn Thị Tồn càng cảm thấy vững tin.

Dù đã tuổi xưa nay hiếm, cụ Nguyễn Thị Tồn đã hoàn thành mũi tiêm an toàn trong sự vui mừng của người thân và đội ngũ y tế tại điểm tiêm.

Cụ bà Nguyễn Thị Tồn 102 tuổi xúc động khi được tiêm vắc xin và chăm sóc tận tình.

Cụ Tồn xúc động cho hay: “Khi nhận được thông báo đi tiêm từ tổ dân phố, tôi có chút lo lắng. Không biết tuổi của mình có tiêm được vắc xin hay không. Nhưng nỗi lo này không bằng việc lo sợ mình bị nhiễm bệnh, rồi ảnh hưởng đến con cháu, đến xã hội. An toàn cho con cháu và xã hội là mong muốn lớn nhất của tôi.

Tôi thật sự cảm ơn chính quyền địa phương, các y, bác sĩ luôn tận tình, thương dân, nhất là người già như chúng tôi. Từng tuổi này, tôi rất xúc động khi được thấy lại một đất nước đồng lòng, chung sức đấu tranh trong “cuộc chiến” thời bình”.

Một câu chuyện vui của tình nguyện viên Mạnh Thiên đã lan tỏa sự yêu thương tới mọi người. Khi đang làm nhiệm vụ ghi hồ sơ ở bàn khám sàng lọc thuộc điểm tiêm vắc xin tại Trường THCS Huỳnh Khương Ninh, phường Đa Kao, quận 1 (TP HCM), Mạnh Thiên (sinh năm 1999), sinh viên năm cuối Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP HCM, có chút bất ngờ với đề nghị ngập ngừng nhờ giúp đỡ của một người bà: “Cậu ơi, cậu làm phiền giúp giùm tui đứng cho tui ôm được hông?”.

Mạnh Thiên kể: “Bà khoảng gần 70 tuổi, đi tiêm vắc xin một mình. Sau khi khám sàng lọc và qua bàn tiêm chủng, bà vòng lại, nhờ mình giúp đỡ. Bà giải thích: “Phải có người cho tui ôm tui mới dám chích, chứ tui sợ lắm”.

Thấy dễ thương quá nên mình chạy qua nói: ‘Dạ, mà bà phải ôm chặt con mới cho chích đó’”. Trước khi tiêm, bà bị nói nhịu, cán bộ y tế hướng dẫn điều gì đều lặp lại. Sau đó, vì sợ đau, bà nhăn mặt, ôm chặt lấy nam tình nguyện viên.

Một người bà đã xin ôm tình nguyên viên cho đỡ sợ khi tiêm.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh (tiền thân là Bệnh viện quận 2, TP HCM) được phân công là đơn vị trọng điểm tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 cho người trên 65 tuổi, người có nhiều bệnh nền ở TP Thủ Đức.

Các cụ ông, cụ bà trong độ tuổi 71- 91 có 2-3 bệnh nền được tiêm an toàn đều có chung niềm xúc động và cảm ơn Nhà nước, Bộ Y tế đã có chương trình tiêm chủng này.

Ở tuổi 73, cùng lúc mắc hàng loạt bệnh mạn tính như suy thận; cao huyết áp, ông Nguyễn Văn Chung cảm thấy hạnh phúc sau khi được tiêm an toàn. Ông Chung cho biết: Mắc nhiều bệnh nền, giờ được tiêm, ông rất an tâm.


Sau khi tiêm, ông thấy sức khỏe rất bình thường. Ông như được “mặc áo giáp”. Nói thật, trước khi đi tiêm bản thân ông thấy hồi hộp.

Được nhân viên y tế hướng dẫn tận tình từ ngoài cho đến tận phòng tiêm, căn dặn kỹ càng về theo dõi sức khỏe sau tiêm, ông cảm thấy an tâm hơn rất nhiều.

Ở tuổi 68, cùng lúc mắc nhiều bệnh mãn tính liên quan đến huyết áp, tim mạch, bà Nguyễn Minh Thư (trú tại phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) ít nhiều lo lắng khi đi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Nhưng sau khi tiêm và được theo dõi, thăm khám đầy đủ, bà như trút được gánh nặng tinh thần.

Bà Thư không giấu niềm vui: “Tiêm xong, tôi không hề có những biểu hiện phản ứng thuốc. Bác sĩ, nhân viên y tế dặn dò chi tiết cho người cao tuổi như chúng tôi sau tiêm cách nhận biết triệu chứng bất thường khi về nhà.

Đồng thời, các y, bác sĩ còn cung cấp đầy đủ số điện thoại, khi có gì bất thường phải báo ngay. Tôi mong sớm hoàn thành tiêm mũi 2, yên tâm với cuộc sống bình thường mới, được đi từ thiện, du lịch với con cháu”.

Ưu tiên tiêm vắc xin cho người cao tuổi

TP Hà Nội cũng như các tỉnh, thành khác đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 trên diện rộng. Những người cao tuổi trên 65 tuổi và người có bệnh lý nền vào diện ưu tiên.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, những người cao tuổi, người có bệnh lý nền có nguy cơ trở nặng cao nếu không may mắc COVID-19. Vì vậy, việc đẩy mạnh tiêm chủng cho những đối tượng này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho đội ngũ y tế và giảm thiểu nhiều rủi ro khác nếu dịch bệnh bùng phát.

Với đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin là những người trên 65 tuổi, những người có bệnh lý nền, trong đợt tiêm chủng mới này, để đảm bảo an toàn, ngay từ khâu sàng lọc, các nhân viên y tế đã phải làm việc rất kỹ.

Thậm chí, đối với một số bệnh nền đặc biệt, các bác sĩ còn phải làm công tác sàng lọc trước khi tiêm từ 1 - 2 tuần. Quy trình tiêm do Bộ Y tế đưa ra rất chặt chẽ, an toàn, đặc biệt với đối tượng có bệnh lý nền.

Những người cao tuổi bị bệnh nền được kiểm tra, tiêm vắc xin một cách an toàn.

Bác sĩ Nguyễn Thu Hường, Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch COVID-19, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) cho biết: “Với bệnh nhân có bệnh lý huyết áp, chúng tôi phải kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó là vấn đề về điện tim, chẳng hạn người có dấu hiệu đau ngực sẽ không tiêm được.

Với người gặp các vấn đề bất lợi khác như là mắc các bệnh cấp tính thì ít nhất trước đó 1 - 2 tuần, chúng tôi đã sàng lọc và hỏi rất kỹ về những thuốc mà bệnh nhân đang dùng. Đặc biệt là người cao tuổi có bệnh về tim mạch chúng tôi rất thận trọng. Những trường hợp này bệnh nhân phải được xét nghiệm máu để quyết định tiêm hay không”.

Nhóm người cao tuổi có bệnh nền cũng cần uống thuốc điều trị bệnh lý, đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng, chống dịch, nhất là khẩu hiệu 5K. Căn cứ vào tình hình sức khỏe của người cao tuổi và có bệnh nên, bác sĩ sẽ có quyết định có tiêm vắc xin COVID-19 hay không. khâu tổ chức, sắp xếp hướng dẫn, tư vấn... cũng được các điểm tiêm chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.

Đặc biệt, đối với các cụ cao tuổi, việc động viên, nâng đỡ tinh thần là rất quan trọng. Nhân viên y tế cần giải thích cho các cụ hiểu về lợi ích của tiêm vắc xin giúp các cụ có miễn dịch phòng chống nhiễm bệnh cho bản thân và gia đình. Khâu tổ chức, sắp xếp hướng dẫn, tư vấn... tại các điểm tiêm chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.

Theo các chuyên gia, tác dụng phụ thường xảy ra từ 12 đến 24 giờ sau khi tiêm như đau ở chỗ tiêm, sưng hạch bạch huyết, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau cơ… có thể lên đến hai ngày ở một số người. Nếu các tác dụng phụ không biến mất sau vài ngày hãy liên hệ với bác sĩ để có hướng giải quyết.

Để tránh bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ, những người tiêm vắc xin nên nghỉ ngơi trong ngày tiêm. Tránh làm những việc cần nhiều năng lượng hoặc sự tập trung sau khi tiêm. Đặc biệt, những người cao tuổi cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng lành mạnh.

Ngày 26/2/2021, Chính phủ ban hành nghị quyết 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, trong đó điều 2 bao gồm ưu tiên tiêm cho người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi. Đến ngày 8/7/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3355/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022, trong đó có 16 nhóm đối tượng ưu tiên, bao gồm cả người già và người có bệnh nền. Tiêm vắc xin cho người cao tuổi trước sẽ cứu được số lượng lớn sinh mạng và giảm áp lực cho ngành Y tế.
 

 Thùy Dương - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chỉ 0,8% người tiêm vắc-xin của Cuba nhiễm Covid-19

Abdala là vắc-xin ngừa Covid-19 nội địa đầu tiên được Cuba cấp phép sử dụng khẩn cấp vào hồi đầu tháng 7 tại nước này, đưa Cuba trở thành quốc gia Mỹ - Latinh đầu tiên phát triển thành công vắc-xin ngừa Covid-19, với hiệu quả phòng bệnh được chứng minh đạt 92,28%.

Biến thể Delta khiến thế giới “chật vật”

Biến thể Delta được phát hiện lần đầu hồi tháng 12 năm ngoái và nhanh chóng trở thành chủng virus thống trị toàn cầu. Các biện pháp kiểm soát cũ không hẳn là không hiệu quả nhưng một loạt yếu tố nguy cơ đã gia tăng. Việc nới lỏng hạn chế, mở cửa nhập cảnh quốc tế diễn ra quá sớm đã đe dọa thành quả chống đại dịch của một loạt quốc gia.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/y-te/nguoi-cao-tuoi-vui-mung-hao-hung-khi-duoc-tiem-vac-xin-d166655.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com