Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Nhanh chóng “cởi trói” các hoạt động kinh tế

22/10/2021 09:41

Kinhte&Xahoi Chuyên gia kinh tế cho rằng không thể tiếp tục sử dụng các biện pháp chống dịch cực đoan được nữa mà các hoạt động kinh tế cần được “cởi trói” để hoạt động bình thường trở lại.

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2021 vừa được công bố, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, nhìn chung sức khỏe của nền kinh tế suy giảm rất nghiêm trọng.

Theo VEPR, mức tăng trưởng âm 6,17% trong quý III có lẽ chưa phản ánh hết được sự đứt gãy sản xuất và lưu thông hàng hóa, sự đình trệ của các hoạt động kinh doanh diễn ra trên quy mô lớn, sự bất ổn trong đời sống của hàng triệu người lao động.

VEPR tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam

"Sức chống đỡ của doanh nghiệp và người dân ở các vùng có dịch bùng phát trong thời gian vừa qua đã tiến tới gần điểm tới hạn. Kết quả này cho thấy chúng ta không thể tiếp tục sử dụng các biện pháp chống dịch cực đoan được nữa", báo cáo của VEPR nêu rõ.

Do đó, VEPR cho rằng, các hoạt động kinh tế cần được "cởi trói" để hoạt động bình thường trở lại. Việc chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam của một vài doanh nghiệp FDI hay sự rời bỏ các trung tâm sản xuất của các lao động có thể chỉ là tạm thời.

Nhóm chuyên gia của VEPR cho rằng, nếu không thay đổi tư duy chống dịch, không đảm bảo được sự liên tục của sản xuất và lưu thông hàng hóa dựa trên các biện pháp phòng chống bệnh dịch hợp lý và hiệu quả thì rất có thể các vấn đề trên sẽ trở thành lâu dài.

Theo báo cáo của VEPR, triển vọng hồi phục kinh tế phụ thuộc rất lớn vào chiến lược ứng xử với đại dịch trong thời gian tới. Bệnh dịch đã lắng xuống, tỷ lệ tiêm phủ vắc xin đã ở mức khá cao ở các trung tâm kinh tế, song nhiều doanh nghiệp chưa thể quay trở lại hoạt động bình thường, nhiều hoạt động lưu thông vận tải hành khách và hàng hóa vẫn bị ngưng trệ.

Vì vậy, bên cạnh thay đổi chiến lược thích ứng hiệu quả với đại dịch, các hỗ trợ an sinh xã hội và tài khóa cũng đóng vai trò quan trọng cho sự hồi phục của nền kinh tế.

"Các gói hỗ trợ cho tới nay rất hạn hẹp. Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam có thể tạm thời chấp nhận mức thâm hụt ngân sách cao hơn bình thường nhằm an dân và hỗ trợ doanh nghiệp nối lại hoạt động sản xuất", báo cáo khuyến nghị.

Tuy nhiên, khi đại dịch qua đi, các kỷ luật tài khóa cần phải được tuân thủ chặt chẽ trở lại để tránh các rủi ro về tài khóa và nợ công trong dài hạn.

Nhóm chuyên gia VEPR lưu ý rằng, dù cố gắng tới đâu, các gói hỗ trợ của Chính phủ vẫn là hữu hạn, không thấm tháp gì với nhu cầu của nền kinh tế. Không có cách nào khác là phải để nền kinh tế tự cứu lấy nó bằng cách mở cửa trở lại các hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thách thức tăng trưởng trong năm 2021 là rất lớn. Do đó, báo cáo của VEPR cũng đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng trong năm 2021 của Việt Nam ở mức khá thấp so với những lần dự báo trước đó.

Trong đó, ở kịch bản xấu, khi dịch bệnh có nguy cơ tái bùng phát, trong khi Việt Nam, tình trạnh “đóng-mở” cửa nền kinh tế lặp lại ở một số nơi xuất hiện các ca lây nhiễm gây thiệt hại đến sản xuất. Một số đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do không đảm bảo được tiến độ sản xuất, tình trạng thiếu hụt lao động có thể xảy ra, chi phí sản xuất tăng cao và nhiều ngành thu hẹp sản xuất thì mức tăng trưởng GDP trong năm chỉ có thể đạt 1,0-1,5%.

Ở kịch bản tốt, giả thiết đặt ra khi cả nước đã thống nhất được các biện pháp thích ứng với dịch bệnh và vẫn đảm bảo sản xuất lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy. Các hoạt động sản xuất tiêu dùng được phục hồi, các trung tâm kinh tế hoàn thành kế hoạch tiêm chủng vắc xin ngay trong nửa đầu quý IV và tình trạng phong tỏa như quý III không lặp lại, thì tăng trưởng GDP cả năm được dự báo đạt từ 2,0-2,5%.

 Hậu Lộc - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nhanh-chong-coi-troi-cac-hoat-dong-kinh-te-180866.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com