Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Nỗ lực “xanh hóa” xe buýt Thủ đô

21/04/2024 11:44

Kinhte&Xahoi “Xanh hóa” xe buýt là yêu cầu tất yếu nhằm tiến tới một hệ thống giao thông công cộng hiện đại, an toàn và thân thiện với môi trường. Đó cũng chính là lý do Thành phố Hà Nội hạ quyết tâm chuyển hệ thống xe buýt sang sử dụng năng lượng xanh vào năm 2035, sớm hơn 15 năm so với yêu cầu của Chính phủ.

Xe buýt chạy bằng năng lượng sạch - khí nén CNG trên đường phố Hà Nội.

Không còn đường lùi

Theo lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh được nêu tại Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22-7-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành Giao thông Vận tải, từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế đầu tư mới phải là xe buýt điện hoặc sử dụng năng lượng xanh.

Thực tế, hiện tại với 2.034 xe buýt trợ giá nhưng chỉ có 277 xe sử dụng năng lượng sạch, bao gồm 139 xe sử dụng khí nén CNG, 138 xe buýt điện đạt 13,6% toàn mạng lưới. Hơn 1.200 xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4 trở lên, còn lại 1.575 phương tiện đang sử dụng nhiên liệu diesel cần thay thế. Số liệu trên cho thấy nhiệm vụ chuyển đổi xe buýt sang sử dụng năng lượng xanh sớm hơn 15 năm không hề dễ thực hiện.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội Bùi Danh Liên, “xanh hóa” xe buýt là một chủ trương đúng đắn và hợp với xu thế phát triển trên thế giới, tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của lộ trình này nằm ở cơ chế vốn, phụ tùng thay thế cũng như nguồn năng lượng để duy trì vận hành một lượng xe rất lớn.

Trên thực tế, quá trình “xanh hóa” xe buýt trên địa bàn Thủ đô đang diễn ra sớm và bước đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực. Song, hành trình chuyển đổi còn đối diện nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó có các thách thức lớn về vốn đầu tư, chi phí đầu tư phương tiện năng lượng điện... Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lực, nguồn vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi đòi hỏi phải triển khai đồng bộ các bước, như quy hoạch về trạm sạc, trạm cấp nhiên liệu. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa có cơ chế, chính sách để hướng dẫn các doanh nghiệp vận tải, nhà đầu tư, xã hội hóa... đầu tư cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng xanh, ví dụ như trạm sạc điện tại các bến bãi, các điểm đầu cuối và các điểm đỗ xe công cộng.

Xe buýt điện lưu thông trên đường phố Hà Nội.

Được biết, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã bắt tay triển khai sớm Quyết định số 876/QĐ-TTg của Chính phủ và đã có những buổi làm việc với 11 doanh nghiệp đang khai thác dịch vụ xe buýt. Tinh thần xuyên suốt trong những buổi làm việc đó là các doanh nghiệp cần phải bắt tay vào chuyển đổi ngay lập tức, không có đường lùi. Bên cạnh đó, để nắm bắt được tâm tư của các doanh nghiệp, Sở sẽ song hành cùng doanh nghiệp để tháo gỡ những vướng mắc nhằm đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông xanh.

Đẩy mạnh lộ trình “xanh hóa”

Theo lộ trình tại Quyết định số 876, giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030, toàn bộ xe buýt Hà Nội được đầu tư mới hoặc thay thế xe cũ phải là xe sử dụng năng lượng xanh (điện và khí nén CNG). Đến năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; đối với xe taxi, 100% xe thay thế, đầu tư mới đều sử dụng năng lượng xanh. Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội, chia sẻ: “Với trên 2.000 phương tiện xe buýt hiện nay, để đạt được lộ trình sớm trước 15 năm thì trung bình mỗi năm phải thay thế gần 200 xe, chưa kể những tuyến được mở mới đã phải sử dụng xe buýt năng lượng sạch. Nếu như theo kịch bản (giả định) năm 2050 chúng ta chuyển 100% xe máy thành xe điện, 70% ô tô con sang xe điện và 30% xe buýt sang xe điện thì lượng điện cần tiêu thụ sẽ rất lớn. Điều này cho thấy chúng ta cũng phải hết sức quan tâm đến nguồn điện cho lộ trình này”.

Hành khách tận hưởng dịch vụ trên một tuyến xe buýt điện.

Ngoài ra, theo một số chuyên gia giao thông, khi chuyển đổi sang xe buýt sử dụng năng lượng xanh, ngành Vận tải cần nâng cao chất lượng phục vụ tương xứng. Nếu như chất lượng phục vụ không cao thì xe điện có hiện đại, chạy êm ái đến mấy cũng khó lòng thu hút hành khách. Do vậy, cần đặt hàng những đơn vị, doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cả về phương tiện cũng như chất lượng dịch vụ.

Ông Nguyễn Hoàng Hải cho biết, theo Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10-7-2019 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về "Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải", Thành phố sẽ có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, xây dựng, khai thác bến xe, điểm trung chuyển, trung tâm tiếp vận, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác. Tuy nhiên, hiện tại các doanh nghiệp tiếp cận chính sách này chưa được nhiều; để chính sách đi vào cuộc sống thì các cơ quan chức năng của Thành phố cần có thông tin hướng dẫn các doanh nghiệp.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng xây dựng 3 nguyên tắc linh hoạt sử dụng xe buýt điện, xe buýt khí nén CNG đảm bảo điều kiện thực tế về cơ sở hạ tầng, khả năng cung cấp điện năng lượng xanh tại khu vực đó, trong đó ưu tiên chuyển đổi ở khu vực đô thị trung tâm. Các tuyến buýt mở mới ưu tiên sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh, việc thực hiện chuyển đổi theo lộ trình cũng ưu tiên các tuyến buýt ở khu vực trung tâm, khu vực nội đô lịch sử và các tuyến kết nối đầu mối giao thông lớn. Lộ trình chuyển đổi đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, hạn chế gây xáo trộn nhu cầu đi lại của hành khách, tránh lãnh phí và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp vận hành, đảm bảo khả năng cân đối nguồn lực cũng như sử dụng hiệu quả kinh phí.

Nguyễn Văn Công - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mỹ, EU mở rộng lệnh trừng phạt Iran

Theo France24, ngày 17-4, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell, cho biết, Brussels bắt đầu mở rộng các biện pháp trừng phạt chống lại Iran.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/no-luc-xanh-hoa-xe-buyt-thu-do-664211.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com