Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Ôi giáo dục… Rốt cuộc đang xảy ra chuyện gì với sách tập đọc lớp 1?

10/10/2020 09:40

Kinhte&Xahoi Một độc giả lớn tuổi gửi hình ảnh mấy trang tập đọc trong sách lớp 1 cho tôi với thái độ đầy… thảng thốt: “Chết thật, trẻ con thời nay phải học những thứ này hay sao?”.

Và khi đọc qua nội dung những bài học đó, tôi cũng không tránh khỏi… hoảng hốt.

Xin trích lại vài mẩu chuyện được đưa vào trong nội dung giảng dạy các cháu lớp 1 để bạn đọc cùng theo dõi:

Câu chuyện thứ nhất: Cua, cò và đàn cá

Dẫn nguồn là “truyện dân gian Việt Nam” qua lời kể lại của một tác giả có bút danh là Ngọc Khanh, câu chuyện cho dành cho học sinh lớp 1 của chúng ta được rút gọn lại như sau:

“Cò kiếm ăn ở ven hồ. Gặp cá rô, nó ra vẻ thật thà: - Dăm hôm nữa, hồ bị tát cạn, cá tôm sẽ bị bắt hết. Đàn cá nhờ cò giúp. Cò hứa đưa đàn cá đến xóm bên. Lũ cá nghe cò. Thế là cò dần dần chén hết đàn cá”.

Sang câu chuyện thứ hai kể về “Hai con ngựa”

Không phản đối rằng việc rút gọn lại nội dung của truyện cổ tích là phù hợp với học sinh lớp 1, thế nhưng, rút gọn theo hướng cắt xén đến mức như trên thì rốt cuộc, những cháu bé mới ở độ tuổi “tập đọc” sẽ hiểu ra được bài học gì?

Chưa nói đến tính phi logic giữa tiêu đề và nội dung (cua được nhắc đến ở tiêu đề nhưng “mất hút” trong nội dung câu chuyện; trên thì cá rô, dưới thì đàn cá), tôi còn chẳng hiểu nổi với câu chuyện “ngụ ngôn” này, nhà soạn sách muốn “ngụ ý” gì, muốn hướng học sinh lớp 1 đến điều gì ngoài sự lọc lừa, ranh mãnh và xảo quyệt của con cò!?

“Bác nông dân nọ có một con ngựa tía, một con ngựa ô. Ngựa tía biếng nhác. Còn ngựa ô làm lụng vất vả. Một đêm, ngựa tía thắc mắc:

- Chị làm hùng hục như thế để làm gì?

Ngựa ô ngạc nhiên:

- Không làm thì ông chủ mắng

- Chủ mà giục em làm, em sẽ trốn.

Ngựa ô lẩm bẩm: “Có lí lắm”.

Mẩu chuyện này ghi nguồn là “phỏng theo” Lev Tolstoy qua lời kể của Hoàng Minh. Tôi cá rằng ai đã từng đọc ngụ ngôn Lev Tolstoy sẽ rất phẫn nộ với lối kể “phỏng theo” mang tính xuyên tạc như thế này.

Nếu tác giả Hoàng Minh - người kể lại câu chuyện trên có đọc được bài viết này thì xin cho hỏi: Cái “có lí” ở đây nghĩa là gì vậy? Là cổ xuý cho lối sống lươn lẹo, muốn không làm mà vẫn có ăn?

Gần đây, đã có rất nhiều tuyên bố về “đổi mới phương pháp giáo dục” rồi “giảm tải” cho học sinh, rồi “tránh quá tải” cho học sinh lớp 1. Có địa phương cũng quy định giáo viên không được nhắn tin “mắng vốn” học sinh lớp 1…. Tôi có cảm giác rằng, các cháu đang rất được “quan tâm”.

Hồi đầu năm học, thậm chí có nơi phụ huynh phải “than trời” về số lượng đầu sách mà học sinh lớp 1 phải học, từ giáo khoa đến tham khảo lên đến cả chục cuốn, mua sắm hết cũng đến tiền triệu.

Rồi có những phụ huynh là giáo viên mà cũng “vã mồ hôi” khi kèm con học vì chương trình học lớp 1 sao mà “khó” thế.

Có phải những đứa trẻ 6 tuổi thời đại bây giờ phi thường đến thế? Trẻ con nay “khôn” hơn trước? Nếu được như vậy thì tốt quá, tốt quá!

Nhưng dù có thông minh hơn, giỏi giang hơn, nhiều kiến thức hơn… thì tâm hồn những đứa trẻ vẫn chỉ là tờ giấy trắng tinh. Trước khi cố gắng “nhồi nhét” thêm kiến thức cho trẻ và biến những đứa trẻ trở nên “phi thường”, các nhà giáo dục làm ơn hãy bảo vệ tâm hồn trẻ, hãy dạy trẻ cách làm người.

Dẫu những đứa trẻ có gánh trên lưng cả núi kiến thức đi chăng nữa, nhưng với cách làm nội dung cẩu thả như thế kia, kết quả của “giáo dục” rồi sẽ đi đến đâu?

Các vị nhớ cho, giáo dục, nhất là với trẻ lớp 1 không phải trò đùa!

  Bích Diệp - Theo Dân Trí

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Link bài gốc https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/oi-giao-duc-rot-cuoc-dang-xay-ra-chuyen-gi-voi-sach-tap-doc-lop-1-20201010063657231.htm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com