Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

PV Power ôm nợ khủng chính thức chào sàn chứng khoán

15/01/2019 10:45

Kinhte&Xahoi Ngày 14/1, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã chính thức đưa 2.341.871.600 cổ phiếu của Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam- CTCP (PV Power, mã CK: POW) lên niêm yết và giao dịch với tổng giá trị chứng khoán niêm yết đạt hơn 23.418 tỷ đồng.

Theo HOSE, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) tiền thân là Công ty TNHH Một thành viên do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 100% vốn điều lệ. Tháng 7/2018 chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty cổ phần. Hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện, PV Power hiện đang sở hữu 4 nhà máy điện khí, 3 nhà máy thủy điện và 1 nhà máy nhiệt điện. Vốn điều lệ hiện nay của Công ty đạt hơn 23.418 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018 lần lượt là 2.602 tỷ đồng và 1.652 tỷ đồng.

Sau quá trình thẩm định hồ sơ niêm yết, HOSE đã ban hành Quyết định số 514/QĐ-SGDHCM ngày 17/12/2018 về việc niêm yết cổ phiếu Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam- CTCP với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 14.900 đồng/cổ phiếu và biên độ dao động giá là +/-20%.

Trước đó, cổ phiếu của POW được giao dịch trên sàn UPCoM sau khi tổ chức thành công đợt chào bán cổ phần lầu đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 31/8/2018. Đến ngày 21/12/2018, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã ban hành quyết định về việc hủy đăng ký giao dịch đối với 467,8 triệu cổ phiếu của PV Power để làm thủ tục chuyển sàn, cổ phiếu POW đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên sàn UPCoM vào ngày 27/12/2018 tại mức 16.000 đồng.

Cổ phiếu POW của PV Power chính thức chào sàn chứng khoán. Ảnh: HOSE.

 

Theo tìm hiểu của phóng viên, sau đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng vào giữa năm 2018, hiện PVN vẫn là cổ đông lớn duy nhất, đại diện Nhà nước nắm giữ 79,94% vốn điều lệ của PV Power. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu khoảng 14,27% vốn của PV Power, trong khi giới hạn tỷ lệ sở hữu đầu tư cho khối ngoại lên đến 49% vốn; cán bộ công nhân viên của Công ty chỉ sở hữu 0,08 %.

Hiện PV Power là nhà sản xuất điện lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ xếp sau Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản xuất điện thường đóng góp 96% - 97% doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của PV Power. Đơn vị này cũng sở hữu danh mục điện lớn với tổng công suất là 4,2 GW, tương đương 10% công suất điện quốc gia.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng năm 2018 của PV Power cho thấy, doanh thu của PV Power đạt 24.789 tỷ đồng, bằng 106% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế 1.652 tỷ đồng và bằng 113% kế hoạch. Đáng chú ý, đến hết tháng 9/2018, doanh nghiệp này đang có khoản nợ phải trả lên tới hơn 34.800 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 18.400 tỷ đồng và nợ dài hạn là 16.400 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản và vốn chủ sở hữu tính đến ngày 30/9/2018 lần lượt là 61.400 tỷ đồng và 26.550 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tính đến 30/9/2018, PV Power vẫn đang phải gánh khoản nợ xấu lên tới 246 tỷ đồng, trong đó, giá trị có thể thu hồi chỉ là 775 triệu đồng. Hiện nợ xấu của PV Power chủ yếu nằm tại Công ty CP xuất nhập khẩu Tân Hồng (96,8 tỷ đồng), Công ty CP tập đoàn Vina Megastar (33,6 tỷ đồng), Công ty TNHH Thành Đức (hơn 20 tỷ đồng)... và đều khó có khả năng thu hồi.

 

Theo Tuổi trẻ thủ đô/Phapluatplus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com