Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đang bị “ngó lơ”?

18/12/2022 18:21

Kinhte&Xahoi Mặc dù Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đã được ban hành một thời gian, nhưng vẫn chưa hoàn toàn đi vào đời sống, bởi hầu như người sử dụng mạng xã hội đều “ngó lơ” quy tắc, hành xử theo ý thích và lợi ích của bản thân.

Một cá nhân bị xử phạt vì hành vi vi phạm pháp luật trên mạng.

Nhiều người dùng “phớt lờ” quy tắc ứng xử trên mạng

Sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của mạng xã hội đã gây ra không ít hệ lụy. Thời gian qua, người ta đã chứng kiến không ít sự rối loạn, nhiễu nhương và tiêu cực tràn lan trên mạng, gây tác động xấu đến người dùng mạng nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung.

Năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Bộ quy tắc ra đời với mục đích tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Đặc biệt, Bộ quy tắc hướng đến việc xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.

Điều 3 Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 đã đưa ra các quy tắc chung cho người dùng như sau: Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin; Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.

Quy tắc chung này đã bao quát hầu mọi mọi hành xử của người dùng trên mạng xã hội, nêu rõ những điều ứng xử cần có khi tham gia vào các hoạt động trên mạng xã hội.

Thời gian đầu mới ban hành, Bộ quy tắc đã đạt được những kết quả tốt đẹp khi trở thành “kim chỉ nam” cho các hành động, ứng xử trên mạng xã hội. Tuy nhiên, sau một thời gian, đặc biệt là theo những gì đã diễn ra trên mạng trong năm 2022, dường như nhiều người dùng bắt đầu quên mất những quy tắc ứng xử trên mạng, chạy theo tiếng tăm, lợi nhuận, số view... Một bộ phận đông đảo cư dân mạng thản nhiên làm ngược lại hoàn toàn với những quy định được đưa ra tại Bộ quy tắc.

Nhiều hành vi trên mạng đã chạm tới ranh giới phạm luật, thậm chí ngang nhiên phạm luật. Xuất hiện một số trang mạng, một số cá nhân xuyên tạc lời nói, bôi xấu lãnh đạo, bóp méo cuộc kháng chiến của dân tộc. Cạnh đó là xuyên tạc chính sách, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Những tin giả, tin đồn thất thiệt trên mạng cũng tràn lan làm nhiễu loạn công chúng, gây nên nhiều hoang mang, lo sợ trong cộng đồng.

Một số người dùng mạng, còn được gọi là Facebooker, Youtuber, Tiktoker... lạm dụng quyền tự do trên mạng, ảo tưởng sức mạnh của bản thân, đã thực hiện những hành vi ngông cuồng, trái đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục. Họ sẵn sàng cổ súy cho hành vi giang hồ trên mạng, nói năng xấc xược, xúc phạm người lao động nghèo, người lớn tuổi, hoặc cởi quần áo, khoe thân nơi công cộng, dùng cách nói xấu, chửi bới người khác trên mạng, vi phạm các quy định nơi công cộng... chỉ để thu hút người xem, được nổi tiếng, nhận về lợi ích tiền bạc.

Nhiều cá nhân sẵn sàng khoe thân trên mạng để “câu view”, bán hàng.

Cần xử lý mạnh tay

Để rồi, từ trên mạng ảo, đã dẫn đến biết bao hệ lụy ngoài đời thật. Những băng nhóm hẹn nhau từ trên mạng ra đến ngoài đời để chửi bới, hành hung, gây thương tật cho nhau. Những nạn nhân của trò đơm đặt, phỉ báng trên mạng đã rơi vào khủng hoảng tâm lý, bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, có người còn tước đi mạng sống của chính mình.

Những cuộc đấu khẩu ồn ào và kém văn hóa dẫn đến kiện tụng kéo dài ngoài đời thật. Rồi những tin đồn thất thiệt giữa lúc cả xã hội đang diễn ra những biến cố, làm lòng người dân hoang mang, khiến họ hành xử rối loạn... Tất cả những điều ấy khiến xã hội thêm rối ren, gây nhiều trở ngại cho việc quản lý xã hội của Nhà nước.

Đáng nói là, trong số những người làm ra hành vi sai trái, tảng lờ quy tắc ứng xử trên mạng, có không ít những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trên mạng. Họ là những người nổi tiếng trên nền tảng mạng của mình, là những hot Tiktoker, Youtuber, những nghệ sĩ có lượt hâm mộ đông đảo, hoặc doanh nhân dẫn đầu xu thế.

Dù là người có sức ảnh hưởng mạnh, có được niềm tin của công chúng, nhưng nhiều người đã thiếu ý thức về vai trò, vị trí của mình, gây ra những hành vi phản cảm, độc hại. Đơn cử, ngay trong đợt cao điểm COVID-19 hoành hành tại Việt Nam, có không ít nghệ sĩ thay vì cùng chung sức, chung lòng xoa dịu người dân thì lại đi tung những thông tin lệch lạc, không có thật về dịch bệnh, làm lòng người hoang mang, sợ hãi. Có nữ MC nổi tiếng còn đăng hẳn một bài viết chê bai những bác sĩ tình nguyện từ phía Bắc vào Nam tăng cường, gây chia rẽ dân tộc.

Rồi một nữ doanh nhân nọ, tận dụng sức ảnh hưởng của mình liên tục livestream trên mạng nhằm chửi bới, hăm dọa, bịa đặt và xúc phạm đến những cá nhân, tổ chức có mâu thuẫn với mình.

Những người này không chỉ vi phạm quy tắc ứng xử trên mạng, mà nguy hiểm hơn, bởi sự nổi tiếng của mình, họ đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cộng đồng, góp phần tạo nên những suy nghĩ, hành xử lệch lạc trong xã hội bởi những “fan” hâm mộ bị tác động xấu bởi họ.

Tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định, nếu lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi vi phạm về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội thì cá nhân, tổ chức có thể sẽ bị phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng và buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm. Luật An ninh mạng và nhiều luật khác cũng có những quy định nghiêm khắc về cá nhân có hành xử sai phạm trên mạng, trong đó có cả xử lý hình sự.

Tuy nhiên, có thể thấy, thời gian qua, mặc dù hành vi vi phạm tràn lan, nhưng thi thoảng mới có cá nhân, tổ chức bị xử lý và họ chỉ bị xử lý khi vụ việc đã đi quá xa, gây bức xúc trong diện rộng dư luận. Thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức người dùng mạng, nên chăng cơ quan quản lý Nhà nước siết chặt quản lý các tài khoản thường xuyên có hành vi xấu trên mạng, liên kết với nhà mạng để khóa, treo tài khoản, đồng thời áp dụng luật để chế tài, xử phạt nghiêm.

Cần có nhiều giải pháp đồng bộ thì may ra Bộ quy tắc ứng xử mới thực sự ăn sâu vào ý thức của người dùng mạng, hạn chế được những hành vi tiêu cực trên mạng xã hội.


Các quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân trong Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội theo Điều 4 Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 bao gồm:

- Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.

- Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.

- Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.

- Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.

- Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật;... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

- Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.

- Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh. 

 

Trân Trân - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Áp lực khan hiếm nhiên liệu, giảm phát thải đè nặng thị trường hàng không

Thị trường hàng không đã khởi sắc trở lại sau ảnh hưởng đặc biệt lớn từ đại dịch COVID-19 khiến nhiều quốc gia thực hiện chính sách phong tỏa tạm thời. Mặc dù đã qua cơn bĩ cực nhưng các hãng hàng không lại gặp một rào cản mới đó là sự khan hiếm nguồn nhiên liệu sạch và áp lực giảm lượng khí phát thải xuống mức 0 vào năm 2050…

Khoảng 3/4 dân số toàn cầu sở hữu điện thoại di động

Đề cập đến việc kết nối toàn cầu trong sử dụng Internet và điện thoại di động trên toàn thế giới đến thời điểm này, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) báo cáo hiện có gần 3/4 dân số toàn cầu từ 10 tuổi trở lên sở hữu điện thoại di động.

Chuyển đổi số có thể đóng góp tăng trưởng 1.000 tỷ USD GDP của ASEAN

Mặc dù nền kinh tế số ASEAN đang bị coi là tụt hậu nhưng nếu áp dụng thành công chương trình chuyển đổi số có thể đóng góp tăng trưởng 1.000 tỷ USD vào tổng GDP của ASEAN trong 10 năm tới. Chuyển đổi số sẽ giúp ASEAN vươn lên dẫn đầu về khả năng cạnh tranh toàn cầu với vị thế là một trong những trung tâm sáng tạo số hàng đầu thế giới.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/quy-tac-ung-xu-tren-mang-xa-hoi-dang-bi-ngo-lo-d187994.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com