Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Tăng trưởng của Việt Nam: Chính sách và sự năng động của khu vực tư nhân

04/03/2024 14:23

Kinhte&Xahoi Theo GS Kenichi Ohno (Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản - GRIPS), các yếu tố bên ngoài có vai trò quan trọng nhưng tác động sẽ giảm đi theo thời gian, nhân tố quan trọng nhất quyết định trình độ của một quốc gia chính là sự năng động của khu vực tư nhân, trong đó, chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường tính năng động của khu vực tư nhân và quản lý các yếu tố bên ngoài...

Thách thức trở thành nước công nghiệp...

Tọa đàm Đối thoại Chính sách quý I/2024 do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) tổ chức mới đây đã lựa chọn chủ đề “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới”.

Chia sẻ về ý tưởng chủ đề này, GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng NEU cho rằng, để đạt mục tiêu Việt Nam trở thành “Quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình (TNTB) cao với nền công nghiệp hiện đại” vào năm 2030 và “Quốc gia phát triển có thu nhập cao” vào năm 2045 như chủ trương của Đảng, Chính phủ, nền kinh tế sẽ phải tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 7% trong 22 năm tới.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mục tiêu tăng trưởng xanh và toàn diện hơn, cam kết giảm 30% lượng khí thải mêtan và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, đồng thời đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trong khi đó, có một số xu hướng lớn đang định hình tương lai của Việt Nam. Đó là: Dân số Việt Nam đang già đi nhanh chóng và mức lương đang tăng lên; Thương mại toàn cầu đang suy giảm và các doanh nghiệp (DN) cần tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về môi trường và xã hội; Suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu và tự động hóa đang gia tăng; Đại dịch COVID-19; Các bất ổn, xung đột chính trị tại nhiều nơi trên thế giới... Tất cả đang đặt ra những thách thức chưa từng có có thể làm suy yếu tiến trình hướng tới các mục tiêu phát triển.

Để tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững, dần bước vào nhóm các nước có thu nhập cao, Việt Nam cần có những “con sếu” đầu đàn. (Ảnh minh họa - Vingroup).

Theo đánh giá chung của nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu kinh tế, giai đoạn 2024 - 2030 là giai đoạn quyết định để Việt Nam chuyển mình thành một nước công nghiệp theo tinh thần của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030.

“Việt Nam đã đạt được 2/3 “cửa ải” lớn: Thứ nhất là bảo đảm được an ninh lương thực; Thứ hai là vượt qua được mức TNTB thấp, xây dựng được nền tảng cho một nước công nghiệp. Còn lại, mục tiêu thách thức thứ ba chưa vượt qua được là trở thành nước công nghiệp vào năm 2030...” - GS.TS Ngô Thắng Lợi (NEU) nhận định.

Theo đánh giá chung của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, tăng trưởng mà Việt Nam có được trong thời gian qua phần lớn là do tác động của tự do hóa đúng thời điểm, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào...

Tăng trưởng chậm lại và vai trò của khu vực tư nhân...

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, song theo các chuyên gia, quá trình phát triển của Việt Nam cũng bộc lộ nhiều bất cập khi tăng trưởng đang có dấu hiệu “hụt hơi” theo thời gian. Đáng lo ngại đó là tốc độ tăng trưởng đang chậm lại và tốc độ chậm lại tăng lên.

“Tăng trưởng cũng chưa đủ nhanh để tạo ra những đột phá trong thực hiện tiến bộ xã hội. Chất lượng tăng trưởng cải thiện chậm làm giảm khả năng gia tăng thu nhập của nền kinh tế...”, GS.TS Ngô Thắng Lợi nêu quan điểm.

“Vấn đề của Việt Nam là tăng trưởng đang chậm lại ở mức TNTB (quá sớm) thay vì tăng tốc và phụ thuộc nhiều vào FDI để xuất khẩu, công nghệ và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của DN Việt Nam còn mờ nhạt.

Hệ thống giao thông hiện đại (đặc biệt là mạng lưới đường sắt đô thị) chậm phát triển. Bên cạnh đó là các vấn đề về môi trường và tài nguyên khác...” - ông Kenichi Ohno, GS danh dự của GRIPS nhận định.

Theo GS Trần Văn Thọ - Đại học Waseda (Nhật Bản), trong khoảng một thập niên tới, mở rộng công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và cải cách thể chế để phân bổ hiệu suất các nguồn lực là các yếu tố tăng năng suất cho Việt Nam.

Đồng thời Việt Nam cần chuẩn bị cho thời đại tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo cho thập niên 2030 và xa hơn. “Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự chuyển hoá cơ cấu và liên tục tăng năng suất sẽ làm cho Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế...” - GS Trần Văn Thọ nhận định.

GS Kenichi Ohno đã đưa ra công thức “Trình độ phát triển = Sự năng động của khu vực tư nhân + Chất lượng chính sách + Các nhân tố bên ngoài”.

Khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam, GS Kenichi Ohno nhấn mạnh yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định trình độ của một quốc gia chính là sự năng động của khu vực tư nhân. Tiếp đến là các yếu tố bên ngoài, tuy có vai trò quan trọng nhưng tác động sẽ giảm đi theo thời gian (suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng tài chính, khủng bố, chiến tranh, thảm họa tự nhiên, COVID-19...). Yếu tố thứ ba đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường tính năng động của khu vực tư nhân và quản lý các yếu tố bên ngoài chính là chính sách. “Chất lượng chính sách yếu kém là nguyên nhân chính của các vấn đề do tăng trưởng gây ra trong dài hạn bao gồm cả bẫy TNTB” - chuyên gia quả quyết.

GS.TS Ngô Thắng Lợi cũng cho rằng cần tạo ra sân chơi bình đẳng cho cả 3 loại hình DN, trong đó chú trọng hơn nữa chính sách cho khu vực tư nhân, đề cao vai trò của các “sếu đầu đàn”.

“Vấn đề quan trọng không phải Chính phủ dự kiến làm gì mà là năng lực thực hiện chính sách đó như thế nào. Con người chứ không phải tài nguyên, luật pháp, thể chế, công nghệ hay máy móc..., mới là nguồn lực chính của sự phát triển!” - GS Kenichi Ohno quả quyết...

Thanh Thanh - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nông dân đụng độ cảnh sát gần trụ sở EU

Đêm 26-2, trong cuộc biểu tình diễn ra tại Bỉ, nông dân đã đụng độ với cảnh sát khi các bộ trưởng nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp để tìm cách giải quyết những vấn đề liên quan tới chính sách phát triển xanh gây bức xúc thời gian qua.

link bài gốc https://phapluatplus.vn/tang-truong-cua-viet-nam-chinh-sach-va-su-nang-dong-cua-khu-vuc-tu-nhan-196475.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com