Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Thạch Thất (Hà Nội): Ngang nhiên xây dựng cụm công nghiệp “chui”?

26/11/2019 15:05

Kinhte&Xahoi Chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thủ tục pháp lý chưa hoàn thiện, ngang nhiên xây dựng nhà xưởng không phép… là những vi phạm đã và đang diễn ra tại xã Yên Bình (huyện Thạch Thất – Hà Nội).

Cụm công nghiệp “chui”?

Theo phản ánh của người dân xã Yên Bình, thời gian qua, tại địa bàn thôn Dục bỗng dưng “mọc” lên một “cụm công nghiệp” tự phát với nhiều công trình, nhà xưởng xây dựng và hoạt động trái phép trên đất nông nghiệp, vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai, trật tự xây dựng. Tình trạng này diễn ra một thời gian dài nhưng chính quyền địa phương lại không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, xử lý quyết liệt khiến người dân vô cùng bức xúc.

Tại thôn Dục, xã Yên Bình (Thạch Thất, Hà Nội) xuất hiện nhiều công trình, nhà xưởng xây dựng trái phép.

Liên quan đến sự việc trên, PV đã có buổi làm việc với ông Đặng Hồng Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Bình. Tại buổi làm việc, ông Ngọc thừa nhận: “Hiện tại, xã Yên Bình chưa có cụm công nghiệp nào. Quy hoạch khu đất đó (khu vực xây dựng nhà xưởng trái phép) hiện nay là đất ở nông thôn, còn trong điều chỉnh quy hoạch mới mà UBND xã đang đề xuất với phòng Quản lý đô thị huyện Thạch Thất nội dung trong giai đoạn 2020 – 2025, sẽ thành lập cụm công nghiệp tại khu vực thôn Dục, nơi các doanh nghiệp đã xây dựng nhà xưởng. Các doanh nghiệp đều xây dựng trên đất ở nông thôn, đất thổ cư được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ sử dụng. Sau đó, các hộ dân có chuyển nhượng lại cho một số người khác chứ không phải xây dựng trên đất nông nghiệp”.Theo ghi nhận, các khu xưởng tại “cụm công nghiệp” này được phân khu, chia ô rõ ràng, được xây dựng kiên cố bằng bê tông, khung thép chịu lực cỡ lớn và được bắn tôn chắc chắn. Hệ thống khu xưởng tại đây có vị trí giao thông thuận lợi, hình thành như một “cụm công nghiệp” với quy mô lớn, kiên cố. Điều đáng nói, “cụm công nghiệp” này không hề nằm trong trong Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đã được cơ quan chức năng phê duyệt; chưa đủ điều kiện pháp lý để xây dựng hạ tầng, chưa có giấy phép hoạt động.

Khi được hỏi việc các doanh nghiệp xây dựng và hoạt động sai phạm trên địa bàn thì UBND xã có biết việc này hay không và xử lý ra sao? Ông Ngọc cho rằng, do địa bàn xã rộng gần 20km2 và “khu đất đó khuất dãy đồi núi, doanh nghiệp về đây và tranh thủ sớm tối xây dựng nhà máy, nhà xưởng. Thôn cũng phát hiện chậm, vì nhà xưởng dựng bằng kiểu lắp ghép rất là nhanh, khi phát hiện được thì đã có khung, mái rồi. Sau khi phát hiện được sự việc, UBND xã đã tiến hành lập biên bản, thiết lập hồ sơ để từng bước xử lý theo quy định. Cái sai của doanh nghiệp là họ xây dựng ngoài diện tích đất ở, có xây dựng vượt ra ngoài diện tích đất vườn 50 năm, xây vượt hạn mức là có và các nhà xưởng này chưa được cấp phép xây dựng”.

Tuy nhiên, khi PV đề nghị cung cấp các văn bản, quyết định liên quan thì ông Ngọc cho hay: “Các biên bản vi phạm mình đã giao cho cán bộ chuyên môn hết rồi, cái này sẽ cung cấp sau”.

“Thả nổi” sai phạm?

Cũng theo vị Phó Chủ tịch UBND xã Yên Bình, chủ trương thì xã cũng muốn khuyến khích các doanh nghiệp đến để phát triển, nên các doanh nghiệp cũng có đơn đề xuất tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thời gian xin cấp phép và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hiện các doanh nghiệp này đã cung cấp cho xã các hồ sơ, thủ tục liên quan để trình các sở, ngành của thành phố để xin cấp phép xây dựng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Ông Ngọc phân trần: “Xã cũng biết việc xây dựng của doanh nghiệp là sai, nhưng ngoài cái lý còn có cái tình, nên xã cũng để cho doanh nghiệp một khoảng thời gian “lo liệu” giấy tờ. Nếu như doanh nghiệp không “lo liệu” được giấy tờ, hết hạn thời gian rồi thì buộc xã phải thực hiện việc tháo dỡ, cưỡng chế. Về phần doanh nghiệp cũng cam kết nếu không “chạy” được giấy tờ theo quy định thì doanh nghiệp cũng chấp hành việc tự giác tháo dỡ”.

Ông Đặng Hồng Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Bình tại buổi làm việc với PV

Về hướng xử lý những sai phạm nêu trên, ông Ngọc thông tin, Công an huyện Thạch Thất đã làm việc, lập hồ sơ vi phạm về xây dựng, đất đai, còn đình chỉ hoạt động các đơn vị vi phạm là không dễ dàng, vì còn liên quan đến con người, tiền nong của người ta, không thể làm một lúc một chốc như thế được. Nói về lý đương nhiên việc xây dựng và hoạt động của doanh nghiệp chưa được cấp phép là sai. "Do người dân xung quanh làm ăn, lao động tại đấy, giờ đình chỉ người ta thì mọi người đều chết đói cả?" - ông Ngọc nêu quan điểm.

Và cho đến nay, công nhân vẫn đang lao động trong những nhà xưởng xây dựng trái phép, không một cơ quan nào thẩm định về an toàn, cháy nổ...“Thế nên thôi cũng vì anh em ăn ở với nhau, bây giờ người ta đến đây cũng mang một khoản kinh phí rất lớn đầu tư cho phát triển kinh tế địa phương, lao động rồi nhiều vấn đề khác, nên có những cái để tạo điều kiện cho họ có thời gian.

Doanh nghiệp cũng đã biết cái sai của họ rồi, họ đang đi làm các quy trình thủ tục để hoạt động cho đúng quy định của pháp luật. Bây giờ thấy được sự cần thiết cho sự phát triển của địa phương nên phải có những sự điều chỉnh cho phù hợp. Kể cả là doanh nghiệp có vi phạm, họ sai thì họ phải chịu trách nhiệm, còn địa phương điều chỉnh là quyền của địa phương” - ông Ngọc cho biết thêm.

Để có thêm thông tin khách quan, đa chiều, PV cũng đã đến liên hệ, đặt lịch làm việc tại UBND huyện Thạch Thất, tuy nhiên, đến nay PV vẫn chưa nhận được hồi âm.

 Điều 57, Luật đất đai năm 2013 quy định: 1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;...

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; ...

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;…

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Theo Thời báo Chứng khoán/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/bat-dong-san/thach-that-ha-noi-ngang-nhien-xay-dung-cum-cong-nghiep-chui-d111920.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com