Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Thanh Hóa: Kịp thời ngăn chặn 2 vụ mạo danh Công an để lừa đảo

12/04/2024 14:30

Kinhte&Xahoi Ngày 11/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Bá Thước vừa kịp thời ngăn chặn 2 vụ giả danh cán bộ Công an lừa đảo trên không gian mạng, giúp người dân giữ được số tiền 820 triệu đồng đang chuẩn bị chuyển cho đối tượng lừa đảo…

Theo đó, ngày 3/4, ông T.X.M., sinh năm 1949 ở thôn Muỗng Do, xã Điền Trung (Bá Thước) nhận được điện thoại từ số lạ gọi đến tự xưng là cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP Hà Nội thông báo ông có liên quan đến 4 đối tượng vừa bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy bắt giữ. Người gọi điện cho biết các đối tượng này đã chuyển cho ông M 200 triệu đồng và yêu cầu ông M hợp tác để điều tra, làm rõ.

Ngay sau cuộc gọi này, tiếp tục có 2 đối tượng khác tự xưng là cán bộ Công an TP Hà Nội điện thoại cho ông M và yêu cầu ông mở tài khoản ngân hàng Thương mại CP Bưu điện Liên Việt cung cấp thông tin tài khoản cho cán bộ Công an TP Hà Nội rồi chuyển số tiền 200 triệu đồng vào tài khoản mới để chứng minh sự trong sạch.

Kịp thời ngăn chặn vụ mạo danh Công an để lừa đảo. Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa

Lo sợ bị liên quan đến tội phạm ma túy nên chiều 4/4, ông M đã chuẩn bị tiền rồi đến Bưu điện xã Điền Trung làm thủ tục mở tài khoản ngân hàng. Do làm tốt công tác nắm tình hình và tuyên truyền cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng nên trong khi ông M đang làm thủ tục mở tài khoản thì Công an huyện Bá Thước và Công an xã Điền Trung đã phát hiện sự việc, trực tiếp gặp gỡ, tuyên truyền, giải thích để ông M hiểu rõ đây là hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Sau khi nghe lực lượng Công an giải thích, ông M đã dừng việc chuyển tiền.

Cũng trong sáng 04/4, ông H.H.C., sinh năm 1959 ở thôn Rầm Tám, xã Điền Trung (Bá Thước) nhận được điện thoại từ số lạ gọi đến tự xưng là cán bộ Công an TP. Hà Nội thông báo ông C có liên quan đến đường dây lừa đảo rồi đe dọa và yêu cầu ông C kê khai lý lịch, cung cấp thông tin cá nhân, giữ bí mật thông tin nếu không sẽ bị bắt giữ. Sau đó, đối tượng này yêu cầu ông C mở tài khoản mới ở Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bá Thước, cung cấp thông tin tài khoản cho cán bộ Công an TP Hà Nội và chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm 620 triệu đồng đang gửi tại Ngân hàng Agribank sang tài khoản mới mở để chứng minh sự trong sạch.

Ngay sau khi nắm bắt được thông tin từ người thân của ông C., Công an huyện Bá Thước đã chỉ đạo Công an xã Điền Trung khẩn trương tìm gặp ông C. khi ông đang trên đường đi đến ngân hàng để làm thủ tục mở tài khoản và chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo. Sau khi được nghe lực lượng Công an giải thích, ông C. đã nhận thức được mình bị lừa đảo nên đã dừng việc chuyển tiền.

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao đề lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều và có diên biến phức tạp, với nhiêu phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Trong đó, thủ đoạn giả danh, mạo danh cán bộ làm việc trong các cơ quan tư pháp diễn ra khá phổ biến.

Thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng là sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện kiểm sát nhân dân..., yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Sạu đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.

Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện vừa trao đổi cho bất kỳ ai, mục đích nhằm để nạn nhân không có đủ thời gian kiểm tra thông tin, không trình báo cho cơ quan Công an.

Mặc dù nhiều bị hại không có khuất tất, không có sai phạm nhưng trước những lời đe dọa, thúc giục của các đối tượng dẫn đến lo lắng và không đủ tỉnh táo để nhận biết sự việc bị lừa đảo.

Qua các vụ việc trên, cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa đã có khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước và các cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng hình sự, để thông báo, yêu câu điều tra vụ án qua điện thoại hoặc giả danh nhân viên ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, thanh tra, hải quan... yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định.

Cơ quan Công an khẳng định: Khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương và người mà cơ quan Công an muốn làm việc, tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.

Do đó, khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn.

Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông bảo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dân giải quyết; tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.

Khi gặp những tin nhắn thông qua các trang mạng xã hội để vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại, yêu cầu chuyên tiền để xác minh tài khoản; nhờ tài khoản ngân hàng đê nhận tiền từ nước ngoài... thì cần đặc biệt cảnh giác, tuyệt đối không làm theo.

Nguyễn Nam - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://phapluatplus.vn/thanh-hoa-kip-thoi-ngan-chan-2-vu-mao-danh-cong-an-de-lua-dao-197960.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com