Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Res-1000 tiếp tục vi phạm quy định về quảng cáo

13/06/2022 16:18

Kinhte&Xahoi Cục An toàn thực phẩm tiếp tục phát đi thông tin cảnh báo về việc một tài khoản Facebook tái phạm việc quảng cáo sản phẩm Res-1000 với nội dung vi phạm quy định của pháp luật.

Trong thời gian vừa qua trên Facebook tại đường link: https://www.facebook.com/Tokyo-Res-1000-115665356471941 đang quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Res-1000 với nội dung quảng cáo gây hiểu nhầm sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, sử dụng danh nghĩa bác sỹ, lời cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Res-1000 do Công ty TNHH Y tế Minh Ngọc (Địa chỉ: DV22 - LK529 Khu đất dịch vụ Hòa Bình, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm; Sản phẩm được sản xuất tại: Hokoen Pharmaceutical Co., Ltd Địa chỉ: 1276-1, Utazu-cho, Ayauta-gun, Kagawa, Nhật Bản).

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Res-1000 tiếp tục vi phạm quy định về quảng cáo

Ngay sau đó, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt Công ty TNHH Y tế Minh Ngọc (địa chỉ: DV22 - LK529 Khu đất dịch vụ Hòa Bình, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP Hà Nội) số tiền 60 triệu đồng do vi phạm "quảng cáo TPBVSK Res-1000 gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh" và đã công khai trên cổng công khai y tế tại địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn.

Tuy nhiên, qua công tác hậu kiểm, Cục An toàn thực phẩm phát hiện tại một số website vẫn đăng tải nội dung quảng cáo TPBVSK Res-1000 vi phạm quy định pháp luật.

Trước hành vi trên, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật để mua và sử dụng sản phẩm. Đồng thời, Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định.

Các điểm người tiêu dùng cần lưu ý trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

Người tiêu dùng tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm;

Trước khi sử dụng, đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: "Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;

Người tiêu dùng chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ghi Tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và Nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng;

Chú ý mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên. 

 Phương Thu - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cảnh báo về các dịch bệnh từ động vật

Với sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ trên khắp thế giới và đại dịch COVID-19 hoành hành trong suốt gần 3 năm qua, ngày càng nhiều ý kiến lo ngại rằng các đợt bùng phát dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người sẽ xảy ra nhiều hơn và có thể gây ra một đại dịch khác.

Thành phố đắt đỏ nhất thế giới 2022

Hãng quản lý nhân lực ECA International (Mỹ) vừa công bố danh sách hằng năm về những thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới. Năm nay, một lần nữa Hong Kong (Trung Quốc) lại đứng đầu danh sách này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-res-1000-tiep-tuc-vi-pham-quy-dinh-ve-quang-cao-198633.html