Chủ Nhật, ngày 12 tháng 1 năm 2025

Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Triển khai Nghị quyết 11-NQ/TW: Tự tin, tự lực, tự cường để phát triển Vùng trung du và miền núi phía bắc xanh, bền vững

28/08/2022 07:00

Kinhte&Xahoi Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các địa phương trong Vùng trung du và miền núi phía bắc cần tự tin, phát huy tinh thần tự lực, tự cường để vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, là hình mẫu phát triển nhanh của cả nước.

Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 27/8, tại thành phố Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Xúc tiến đầu tư vào Vùng với chủ đề "Tiềm năng - Cơ hội - Hợp tác phát triển".

Đồng chủ trì hội nghị có các đồng chí: Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Cán bộ lãnh đạo chủ chốt của 14 tỉnh Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ và 4 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội; Đại diện một số tổ chức quốc tế, đại diện hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước, doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp vốn FDI.

Củng cố vai trò “phên dậu” và “lá phổi” đối với đất nước

 Tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn công bố Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 1/8/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Công bố Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 23/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh làm Chủ tịch.

Nghị quyết số 11-NQ/TW đã xác định các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc phát huy thế mạnh, tiềm năng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội bền vững, gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, củng cố vai trò “phên dậu” và “lá phổi” đối với đất nước của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ trong thời gian tới.

Thủ tướng trao đổi cùng các đại biểu. Ảnh: VGP/nhật Bắc

Để triển khai hiệu quả và sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 96/NQ-CP nhằm thống nhất trong công tác chỉ đạo của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương vùng trung du và miền núi Bắc Bộ trong việc quán triệt, triển khai quyết liệt thực hiện Nghị quyết; cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để tổ chức triển khai thực hiện; Phát huy vai trò kiến tạo, điều phối của Chính phủ theo nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng, tập trung, dân chủ, tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ gắn với trách nhiệm của từng bộ, cơ quan Trung ương, địa phương trong Vùng.

Chương trình hành động của Chính phủ đã xác định các mục tiêu và 21 chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của Vùng đến năm 2030, trong đó có một số mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng như: tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 8-9%; quy mô kinh tế Vùng đến năm 2030 đạt 2.100 nghìn tỷ đồng: GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 140 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 2-3%/năm, 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ che phủ rừng khoảng 54-55%...

Chương trình cũng xác định, phấn đấu đến năm 2045, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, là hình mẫu phát triển xanh của cả nước, trong đó có khoảng 50% số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá; bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường.

Vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng

 Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết nhấn mạnh yêu cầu tất cả các ngành, các cấp, các địa phương phải vào cuộc để tổ chức thực hiện thật tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, trong đó có Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.

Thủ tướng dành nhiều thời gian phân tích về những vấn đề có tính chất nền tảng trong quá trình phát triển của đất nước; những thành tựu, kết quả nổi bật trong kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua; bối cảnh tình hình thế giới và những xu thế phát triển như chuyển đổi năng lượng để thích ứng biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử… mà các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt, nắm vững và vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Các ý kiến tại Hội nghị thống nhất đánh giá Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Vùng có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biên mậu, thuận lợi kết nối giao thương với Trung Quốc và ASEAN; giàu tài nguyên, khoáng sản, có thế mạnh phát triển công nghiệp và chế biến khoáng sản; thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản với gần 2,2 triệu ha đất nông nghiệp, diện tích cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước; tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước (53,4%), chiếm gần 40% diện tích rừng cả nước, là "lá phổi" của quốc gia; Hội tụ đầy đủ nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc với thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, có nhiều di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số để phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái, là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng.

Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ, tiềm năng của vùng rất lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp, có nơi, có lúc còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại Trung ương, tính tự lực, tự cường chưa cao; cả vùng và các địa phương trong vùng phải có sự tự tin đi lên, tự lực, tự cường phát triển.

Thủ tướng yêu cầu quán triệt, nắm vững và triển khai đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ, giải pháp một cách trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp sau.

Trước hết, các địa phương tiếp tục tăng cường phòng, chống dịch COVID-19, triển khai hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết 38/NQ-CP của Chính phủ. Các địa phương tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; quyết liệt triển khai chiến lược tiêm vắc xin (nhất là trẻ em từ 5 đến dưới 11 tuổi và tiêm mũi thứ 3, thứ 4 cho người dân).

Quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đột phá

 Các địa phương tập trung, tích cực triển khai xây dựng, hoàn thiện quy hoạch Vùng, coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Vùng và từng địa phương trong Vùng trong thời gian tới. Quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, sát thực tế, khả thi; cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện nhưng phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả; chỉ ra và phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.

Hội nghị do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ phối hợp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các địa phương tập trung giải ngân vốn đầu tư công, gồm vốn đầu tư công trung hạn, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; Đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, logistics, hạ tầng xã hội, chuyển đổi số, ứng phó với biến đổi khí hậu; Ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối liên kết Vùng, kết nối cảng biển, sân bay, các cửa khẩu quốc tế chính; hình thành một số cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của Vùng… Các địa phương thúc đẩy triển khai các dự án hạ tầng được giao trên địa bàn, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Thủ tướng yêu cầu, khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; Huy động hiệu quả các nguồn lực từ bên trong và bên ngoài, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm; chú trọng các mô hình: Lãnh đạo công - quản trị tư; Đầu tư công-quản lý tư; đầu tư tư-sử dụng công; Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn; trong đó có hình thức đối tác công tư, nhất là các dự án hạ tầng chiến lược.

Các địa phương ưu tiền nguồn lực đầu tư hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tháo gỡ nút thắt về nguồn nhân lực. Xác định đầu tư cho giáo dục và đào tạo và y tế là đầu tư cho phát triển; Chú trọng phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân; Khơi dậy và phát huy cao độ các giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, cách mạng hào hùng; Triển khai hiệu quả các chính sách người có công, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo các đối tượng chính sách, người yếu thế...

Thủ tướng yêu cầu, tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh biên giới, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh, an toàn, an dân; Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác và phát triển kinh tế; Tiếp tục đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập quốc tế.

Các địa phương xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Không ngừng củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy sức mạnh đoàn kết, trước hết là trong các tổ chức Đảng, giữ vững vai trò là "phên dậu" về quốc phòng, an ninh của vùng đối với cả nước.

Thủ tướng ghi nhận kết quả thu hút đầu tư tại Hội nghị, đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các đối tác phát triển, các cơ quan Trung ương và địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp để thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và Vùng.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, nhà đầu tư "đã cam kết thì phải làm bằng được", "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"; "Chân thành, trách nhiệm", nêu cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường; Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động và đồng hành với chính quyền, Nhân dân địa phương, tếp tục chung tay, đồng hành cùng Chính phủ, các địa phương trong phát triển xanh, bền vững và toàn diện Vùng. Điều quan trọng nhất là giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, qua đó, tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư làm ăn, bảo toàn và phát triển vốn, mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc phát triển nhanh, bền vững và toàn diện vùng trung du và miền núi phía Bắc sẽ góp phần cùng cả nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đất nước hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Anh Đức - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mỹ đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng

Các trường học ở khu vực nông thôn Texas sẽ cho học sinh nhập học muộn hơn vào mùa thu này do thiếu giáo viên. Trong khi đó, Florida đề nghị các cựu chiến binh tham gia “đứng lớp” mặc dù họ chưa có kinh nghiệm giảng dạy; Còn Arizona cho phép sinh viên đại học hỗ trợ giảng dạy và hướng dẫn các kỹ năng cho học sinh tại trường… Đó là những lát cắt phản ánh thực tế các trường học khắp nước Mỹ đang rơi vào tình cảnh thiếu giáo viên trầm trọng.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/tu-tin-tu-luc-tu-cuong-de-phat-trien-vung-trung-du-va-mien-nui-phia-bac-xanh-ben-vung-204430.html

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com