Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Truy tố chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan

16/12/2023 10:52

Kinhte&Xahoi Viện kiểm sát xác định Trương Mỹ Lan thâu tóm ngân hàng SCB và rút tiền sai quy định, tham ô tài sản, gây thiệt hại hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng, truy tố Trương Mỹ Lan (còn gọi Trương Muội), Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan và 85 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thinh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan.

Họ bị cáo buộc phạm các tội danh gồm "Tham ô tài sản"; "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng"; "Đưa hối lộ"; "Nhận hối lộ"; "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"; "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Bị can Trương Mỹ Lan (bìa trái) và một số đồng phạm

Theo hồ sơ, bà Trương Mỹ Lan (còn gọi Trương Muội) sở hữu hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát gồm hàng loạt doanh nghiệp như Tập đoàn VTP; Công ty Vạn Thịnh Phát; Tập đoàn Sài Gòn Peninsula; Công ty Tài chính Việt Vĩnh Phú; Tập đoàn An Đông...

Người phụ nữ này còn lập hàng loạt công ty ma, để đứng tên khoản vay; chuyển/nhận tiền từ nước ngoài; phát hành trái phiếu; đứng tên dự án…

Với ngân hàng SCB, nhà băng này được Trương Mỹ Lan thành lập trên cơ sở thâu tóm rồi hợp nhất 3 ngân hàng tư nhân để "lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động vốn" cho các doanh nghiệp nói trên.

Cụ thể, từ năm 2011, bà Lan nhờ người đứng tên, thâu tóm đa số cổ phần của ngân hàng Sài Gòn (cũ), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, ngân hàng Đệ Nhất. Năm sau, người phụ nữ cho hợp nhất cả 3 thành ngân hàng Sài Gòn – SCB.

Ban đầu, Trương Mỹ Lan nhờ 73 cổ đông đứng tên sở hữu hơn 85% cổ phần tại SCB nhưng đến năm 2018, tỷ lệ nắm giữ tăng lên hơn 91%. Trong đó, bà Lan chỉ trực tiếp nắm 4,9% vốn điều lệ, còn lại vẫn nhờ người thân tín đứng tên.

Với việc nắm quyền chi phối SCB, bà Lan đưa người của mình vào các vị trí chủ chốt như Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh lớn, Trưởng ban kiểm soát…

Những người này đều có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và làm việc theo sự chỉ đạo của Trương Mỹ Lan. Đổi lại, người phụ nữ trả cho họ mức lương cao, từ 200 – 500 triệu đồng một tháng.

Cơ quan điều tra cáo buộc bằng cách thâu tóm, điều hành hoạt động của SCB, Trương Mỹ Lan đã: "Sử dụng SCB với chức năng của một ngân hàng thương mại cổ phần như một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức, huy động vốn từ các nguồn khác… Trong hoạt động cho vay, SCB chủ yếu phục vụ mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan".

Kết quả điều tra cho thấy, bà Lan chỉ đạo thân tín của mình tại SCB, triển khai hoạt động rút tiền trong ngân hàng thông qua hình thức "cho vay khống", thậm chí còn rút tiền trước, lập hồ sơ vay vốn sau.

Mỗi khoản cần rút, bà Lan và đồng phạm đều áp dụng cách làm khác nhau và giao cho từng nhóm của Vạn Thịnh Phát dựng công ty ma, vẽ phương án đầu tư các dự án, giao cấp dưới tính toán tài sản đảm bảo cho phù hợp…

Cơ quan điều tra xác định, trong tổng số hơn 1.200 khoản vay của Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát tại SCB, có 684 khoản vay với tổng số nợ 382.876 tỷ đồng chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân. Bên cạnh đó, có 201 khoản vay không được phê duyệt của cấp có thẩm quyền trong ngân hàng.

Viện kiểm sát xác định, giai đoạn 2012 – 2017, Trương Mỹ Lan và đồng phạm rút tiền trái phép khỏi SCB bằng 368 hồ sơ, hiện còn dư nợ hơn 132.000 tỷ đồng, không có khả năng thu hồi.

Giai đoạn 2018 - 2022, bà Lan lập khống gần 1.000 hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt của SCB hơn 304.000 tỷ đồng, gây thiệt hại gần 130.000 tỷ đồng.

Quốc Bảo - Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phần Lan lại đóng cửa biên giới với Nga

Theo Reuters ngày 15-12, Phần Lan sẽ một lần nữa đóng cửa toàn bộ biên giới với Nga để ngăn chặn dòng người xin tị nạn - Bộ trưởng Nội vụ Mari Rantanen cho biết, chỉ vài giờ sau khi quốc gia Bắc Âu này nới lỏng lệnh đóng cửa hai tuần đối với tất cả cửa khẩu biên giới giữa hai nước.

Triệt phá đường dây làm giả đồng euro

Với sự giúp đỡ của Europol, cảnh sát Italia đã triệt phá một mạng lưới tội phạm có tổ chức và tiến hành bắt giữ 4 cá nhân bị buộc tội làm giả đồng euro.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/truy-to-chu-tich-tap-doan-van-thinh-phat-truong-my-lan-d202129.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com