Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

VAFC: Thông tin "Bác sĩ khoa" là giả

08/08/2021 17:55

Kinhte&Xahoi Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) khuyến cáo cộng đồng mạng không chia sẻ nội dung chưa được kiểm chứng về bác sĩ Khoa rút ống thở của mẹ dành phần sống cho sản phụ.

Nội dung bài viết được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội vào ngày 7/8 vừa qua. (Ảnh: VAFC)

Ngày 7/8/2021, mạng xã hội lan truyền câu chuyện cảm động về một bác sĩ tên Khoa được cho là đã nhường máy thở của mẹ đẻ cho một sản phụ song sinh đang cần máy thở.

Qua xác minh từ các cơ quan chức năng có liên quan của TP HCM, ngày 8/8, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFVC) khẳng định thông tin nêu trên là tin giả.

Hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội về hai em bé song sinh được cho là con của sản phụ được nhường máy thở là ảnh cũ, được chỉnh sửa từ ảnh gốc chụp tại bệnh viện Từ Dũ, do tài khoản facebook Cao Hữu Thỉnh đăng lên ngày 21/7/2021, không phải ảnh chụp ngày 7/8/2021 như mạng xã hội chia sẻ.

Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam nhận định: "Một câu chuyện cảm động được nhiều tài khoản Facebook lan truyền, coi bác sĩ Khoa như người truyền cảm hứng nhưng lại là câu chuyện giả dối, làm giảm đi ý nghĩa của những điều tốt đẹp trên thực tế đang được biết bao bác sĩ và các lực lượng phòng chống dịch âm thầm làm."

Trung tâm cũng khuyến cáo cộng đồng mạng không chia sẻ trên mạng xã hội nội dung thông tin chưa được kiểm chứng. "Hãy cùng nhau thực hiện tốt Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và quy tắc đạo đức người làm báo khi tham gia mạng xã hội," Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam đề nghị.

 Lâm Bích - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hàn Quốc: 90% sinh viên đại học muốn được hoàn lại học phí

Gần 90% sinh viên đại học tại Hàn Quốc muốn được hoàn lại học phí, dù chỉ là một phần vì các khóa học trong học kỳ thứ hai của năm học này có khả năng vẫn theo hình thức trực tuyến, tương tự như các học kỳ trước kể từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Nguồn: Pháp luật Plushttps://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/vafc-thong-tin-bac-si-khoa-la-gia-d162842.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com