Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Xu hướng “nằm yên” tránh áp lực cuộc sống của nhiều người trẻ

15/02/2022 15:48

Kinhte&Xahoi Đi cùng sự phát triển không ngừng nghỉ của cuộc sống, để bắt kịp với thời đại, giới trẻ chấp nhận bị vắt kiệt sức thực để hiện thực hóa ước mơ trở nên hoàn hảo, giàu có. Dù vậy, có nhiều người trẻ đang sẵn sàng lựa chọn công việc ít áp lực, thu nhập trung bình để có một cuộc sống “dễ thở” và bình yên hơn.

Từ khi bước chân vào cánh cửa đại học, Nguyễn Hợp Hoàng (21 tuổi, sống tại Hà Nội) rất ít khi rời khỏi nhà. Hoàng tránh gặp gỡ mọi người, không đi chơi, đá bóng cùng bạn bè như trước, từ chối các chuyến du lịch cùng gia đình và cũng chẳng hứng thú với chuyện hẹn hò, tìm người yêu.

Thời điểm chưa có dịch, mỗi ngày, chàng sinh viên năm 3 chỉ đi từ nhà đến trường rồi lại trở về nhà, vào phòng riêng để làm bài tập, đọc sách hoặc chơi game chứ ít khi gặp bạn bè. Khi giãn cách xã hội, Hoàng thậm chí chỉ khi ăn hoặc vào nhà vệ sinh mới bước ra khỏi phòng của mình. Hoàng cũng cho biết, bố mẹ chàng trai cảm thấy ổn với lối sống của con mình. Điều đó càng làm Hoàng thực sự không quan tâm người khác nghĩ gì về mình.

Nhiều người trẻ đang sẵn sàng lựa chọn công việc ít áp lực, thu nhập trung bình để có một cuộc sống “dễ thở” và bình yên hơn

“Mình từng quan tâm đến nhiều vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là điện ảnh và âm nhạc. Nhưng giờ đây, mình không muốn để ý đến hầu hết mọi chuyện, ngoại trừ những thứ ảnh hưởng đến tôi.

Mình cũng cảm thấy không cần phải tìm kiếm công việc có mức lương hoặc vị trí cao. Mình sẽ luôn ổn, miễn là không bị đói, phải chi chi tiêu quá nhiều hay làm việc tới mức kiệt sức”, Hoàng nói.

Phong trào "nằm yên" xuất phát từ giới trẻ ở Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất thế giới, nói về lựa chọn đứng ngoài thời cuộc thay vì vất vả cho cuộc sống và những ước mơ. Đây là phản ứng của người trẻ nhằm chống lại văn hóa làm việc vắt kiệt sức cũng như kỳ vọng không ngừng từ gia đình và xã hội.

Dù vấp phải những phản ứng trái chiều, nhiều bạn trẻ cho rằng bản thân không thấy có gì sai trái khi tránh né việc cạnh tranh, gây ảnh hưởng tới tinh thần cũng như cảm xúc của bản thân.

Nguyễn Hạnh Huyền (22 tuổi, sinh viên năm cuối trường Đại học Phương Đông) cho biết ưu tiên của cô sau khi tốt nghiệp là sự thoải mái chứ không phải mức lương cao hay sự nghiệp hoàn hảo, đầy hứa hẹn.

Ưu tiên của Hạnh Huyền sau khi tốt nghiệp là sự thoải mái chứ không phải mức lương cao hay sự nghiệp đầy hứa hẹn.

“Mình đã trải qua khá nhiều chuyện trong cuộc sống nên bây giờ, mỗi khi gặp thử thách, mình sẽ mất động lực làm việc và điều này khiến mình thấy khó chịu, không hạnh phúc. Mình không nói rằng mình lười biếng. Mình chỉ không muốn cạnh tranh với những người khác, hay kiếm tiền mà không có thời gian để tiêu chúng”, Hạnh Huyền nói.

Còn Trần Hoài An (23 tuổi), sinh viên vừa tốt nghiệp ngành kế toán với bằng giỏi tại một trường đại học nổi tiếng ở Hà Nội vẫn tiếp tục làm nhân viên bán hàng part-time và chưa vội tìm việc làm toàn thời gian.

“Mình thực sự thích tính linh hoạt trong công việc bán thời gian của mình. Mỗi tuần mình chỉ cần làm việc trong 4 ngày nên mình có thể vừa làm vừa nghỉ, như vậy sẽ đỡ mệt mỏi hơn. Nhiều bạn học cùng trường của mình cũng đang giống như vậy”, Hoài An kể.

Vì là con một và đang sống cùng bố mẹ, Hoài An không phải trả tiền thuê nhà hay các chi phí khác nên với mức lương 5 triệu mỗi tháng, cô gái trẻ cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Hoài An cũng không quan tâm đến chuyện tìm người yêu hay lập gia đình vì cho rằng với cô lúc này không có điều gì quan trọng bằng việc giữ cho bản thân thực sự thoải mái.

Hoài An cảm thấy ổn với công việc part-time dù đã ra trường gần một năm

Nguyễn Mai Lâm Oanh (17 tuổi) thì cho biết khoảng 2 năm trở lại đây, đôi khi cô không còn nỗ lực hết mình cho việc học tập. Áp lực nặng nề khiến nữ sinh 17 tuổi cảm thấy thật mệt mỏi. Lâm Oanh thường xuyên cảm thấy lo lắng và không ổn mỗi lần có bài kiểm tra.

Phần lớn những áp lực và sự khó chịu của Lâm Oanh đến từ việc thường xuyên bị so sánh với bạn cùng lớp, bạn bè của bố mẹ và những khó khăn để hiểu các bài giảng, đặc biệt là khi dịch bệnh xảy ra.

“Mình vẫn đang nỗ lực hết mình để thi đỗ đại học. Tuy nhiên, nếu các giáo viên thúc giục mình quá nhiều, mình sẽ chỉ thấy thêm áp lực”, Lâm Oanh chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thảo Nguyên cho biết, những bạn trẻ ở độ tuổi đi làm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch đang là phần lớn những người sẵn sàng “nằm yên”.

Áp lực đồng trang lứa và hoàn cảnh gia đình là lý do chính mà nhiều ngườu trẻ chán nản với việc cạnh tranh trong cuộc sống

“Một phần lý do khiến giới trẻ ngày nay đưa ra những lựa chọn khác nhau là bởi họ xuất thân từ đủ kiểu hoàn cảnh gia đình phức tạp. Nhiều người lớn lên với sự sứt mẻ trong cuộc sống gia đình. Sự phức tạp này khiến một bộ phận giới trẻ đau khổ và hoài nghi về giá trị bản thân, đồng thời ảnh hưởng đến các mối quan hệ của họ.

Ngày càng nhiều thanh thiếu niên bị căng thẳng, phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần và buộc phải dùng thuốc điều trị. Vì vậy, ngoài việc giới trẻ phải tự tìm cho mình những đam mê, có lối sống lành mạnh, khoa học, các bậc phụ huynh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ của con cái và quan tâm đến trạng thái tinh thần của con mình ngay từ khi còn bé”, chuyên gia chia sẻ.

 Trung Đức - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thế giới dần trở lại cuộc sống bình thường

Khi tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên toàn cầu ngày càng phủ rộng, các liệu pháp chữa trị cho thấy hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca bệnh nặng, danh sách các quốc gia mở cửa biên giới hoặc nới lỏng hoạt động thời gian gần đây đã liên tục gia tăng. Đây là tín hiệu cho thấy một cuộc sống bình thường đang dần trở lại với thế giới sau hơn 2 năm chao đảo vì đại dịch.

Nhiều diễn biến liên quan tới thuốc, vắc xin phòng, chống Covid-19

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả bảo vệ của mũi tăng cường sử dụng vắc xin do các hãng Pfizer và Moderna sẽ giảm đáng kể sau 4 tháng được tiêm song vẫn có hiệu quả để làm giảm khả năng bệnh biến chuyển nghiêm trọng hơn.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/xu-huong-nam-yen-tranh-ap-luc-cuoc-song-cua-nhieu-nguoi-tre-189922.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com