Xem nhiều

Bảo vệ thương hiệu Việt

26/06/2019 15:04

Kinhte&Xahoi Bây giờ thì khái niệm “thương hiệu” không còn xa lạ với người tiêu dùng. Quả cam, quả xoài... của người nông dân sản xuất hàng hóa đã được đăng ký sở hữu công nghiệp.

 
Ảnh minh hoạ.

Thương hiệu hàng hóa (THHH) cũng là thương hiệu doanh nghiệp (DN) và trong môi trường hội nhập, nó góp phần tạo nên “thương hiệu quốc gia”. Một người Mỹ có thể chưa đến nước ta, nhưng đã dùng một gói Trung Nguyên (R&G) và G7 (instant) trên thị trường Mỹ có thể hình dung ra Việt Nam.

Hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam tự hào đã có những thương hiệu lớn. Theo danh sách của Forbes, 40 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam 2018 có tổng giá trị hơn 8,1 tỷ USD, tăng hơn 30% so với danh sách công bố năm 2017. Top đầu vẫn là những cái tên như Vinamilk, Viettel, VNPT, Sabeco, Vinhomes, Vinaphone, Vingroup, Masan Consumer, Vietcombank, FPT.

Quá trình hội nhập, chúng ta đã có những “vấp ngã” đau đớn về thương hiệu. Nhiều thương hiệu Việt bỗng dưng trở thành “thương hiệu” của người nước ngoài, kiện tụng vô cùng gian nan. Thậm chí, vì lợi nhuận, đã xảy ra rất nhiều vụ làm giả thương hiệu để lừa người tiêu dùng. Trước đây, có những vụ hàng hóa Việt Nam được “gắn mác” thương hiệu nước ngoài, Những năm gần đây khi THHH Việt Nam đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước yêu chuộng thì ngược lại, dùng hàng kém chất lượng, giá rẻ của nước ngoài dán nhãn mác Việt Nam.
 
Thời gian qua, trên một số phương tiện truyền thông có nhiều bài báo phản ánh Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam. Đây là vụ việc mới nhất. Bản thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ đạo giao Bộ Tài chính - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Công ty Asanzo và làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Câu trả lời còn phải chờ.

Cùng với xu thế hội nhập, mức độ cạnh tranh giữa các DN trong việc giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng ngày càng quyết liệt hơn. Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện nay Việt Nam mới có khoảng 25% trong số các DN Việt Nam có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Như vậy, còn tới 75% DN vẫn chưa đăng ký bảo hộ THHH cho riêng mình khi đưa sản phẩm đến thị trường. Từ ngày 11/7/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid. Do đó, DN Việt Nam có thể đăng ký nhãn hiệu bảo hộ ở các nước đã là thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định thư.

Với những nước không phải là thành viên của Thỏa ước Madrid, khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại các nước khác DN sẽ phải đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia đó. 

Thương hiệu không chỉ mang tính “sống còn” đối với mỗi DN mà nó còn là tài sản của quốc gia, phải được bảo vệ. Đây không chỉ là việc riêng của DN mà là trách nhiệm chung của hệ thống luật pháp, kể cả người tiêu dùng.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com