Xem nhiều

Bệnh viện Thể thao Việt Nam: Thiết bị y tế hàng chục tỷ đồng bị “đắp chiếu”

19/09/2018 09:00

Kinhte&Xahoi Gần 10 tỷ đồng ngân sách Nhà nước được đầu tư cho bệnh viện Thể thao Việt Nam mua sắm trang thiết bị y tế nhưng chỉ đem lại những thiết bị “chắp vá”, không rõ nguồn gốc, không thể sử dụng, không thể quyết toán...

Gói thầu mua sắm 10 năm không thể quyết toán

Đã gần 10 năm kể từ khi Bệnh viện Thể thao Việt Nam (TTVN) triển khai thực hiện gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế trị giá hàng chục tỷ đồng phục vụ khám chữa bệnh. Thế nhưng, đến nay chỉ một số thiết bị được quyết toán, đưa vào sử dụng, số còn lại “đắp chiếu” chống bụi qua ngày.

Cụ thể, gói thầu “Trang thiết bị y tế cho Bệnh viện TTVN giai đoạn 2008 – 2010” có tổng kinh phí 17, 369 tỷ đồng. Ngày 17/12/2008, đại diện Bệnh viện TTVN thời điểm đó là Giám đốc bệnh viện Lê Quý Phượng cùng Liên danh nhà thầu gồm: Công ty Cổ phần Thương mại và Thiết bị y tế Đông Nam Á và Công ty TNHH Trung Kiên đã ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng số: 88/HĐ-BVTTVN về việc thực hiện “Cung cấp lắp đặt thiết bị năm 2008” thuộc dự án “Trang thiết bị y tế cho Bệnh viện TTVN giai đoạn 2008 - 2010”.

Theo hợp đồng trên, Liên danh nhà thầu phải cung cấp, lắp đặt, bàn giao 55 chủng loại thiết bị cho Bệnh viện TTVN, trong đó Công ty TNHH Trung Kiên cung cấp 48 chủng loại thiết bị với giá trị  là 7,6 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Thương mại và Thiết bị y tế Đông Nam Á (gọi tắt là: Công ty Đông Nam Á) cung cấp 7 chủng loại thiết bị với giá trị gần 9,3 tỷ đồng.

Điều đáng nói, chỉ sau 2 ngày và sau 12 ngày ký hợp đồng chủ đầu tư cho tạm ứng 90% giá trị hợp đồng cho Công ty TNHH Trung Kiên (ngày 19/12/2008) và Công ty Đông Nam Á (ngày 29/12/2008). Đến ngày 16/06/2010, Công ty TNHH Trung Kiên đã hoàn tất bàn giao 48 chủng loại thiết bị và được thanh toán hết 10% giá trị hợp đồng còn lại, trong khi đó, Công ty Đông Nam Á giao 07 chủng loại thiết bị nhưng không đủ điều kiện nghiệm thu nên không được thanh toán 10% số tiền còn lại.

Cho đến nay, số chủng loại thiết bị y tế do Công ty Đông Nam Á cung cấp vẫn còn thiếu một số chi tiết phụ tùng đi kèm và giấy tờ hợp lệ, do đó Bệnh viện TTVN không thể hoàn thiện thủ tục thanh quyết toán. Cụ thể, máy nội soi khớp thiếu 14 chi tiết và thiếu CO, CQ bản gốc (Giấy chứng nhận xuất xứ, chất lượng). Máy chụp cắt lớp vi tính 6 xoắn ốc thiếu phần mềm xử lý hình ảnh có bản quyền và CO, CQ bản gốc. Ghế khám chữa nha khoa, máy nén khí cho máy thở, máy tạo ô xy từ khí trời cũng đều thiếu CO, CQ bản gốc…

Bệnh viện Thể thao Việt Nam không thể quyết toán số tiền chi mua sắm trang thiết bị y tế vì nhà thầu không cung cấp đủ thiết bị nhưng đã "mất tích" cùng với số tiền tạm ứng hơn 8 tỷ đồng.

Từ năm 2009 đến cuối năm 2015, Bệnh viện TTVN đã nhiều lần mời đại diện Công ty Đông Nam Á đến làm việc, nhưng công ty này thể hiện sự không hợp tác và thiếu nghiêm túc, thường xuyên vắng mặt không lý do, vì vậy số trang thiết bị do Công ty Đông Nam Á cung cấp cũng không được quyết toán.

Sau nhiều năm ròng rã yêu cầu Công ty Đông Nam Á phối hợp hoàn thiện việc cung cấp số trang thiết bị y tế có trong hợp đồng 88/HĐ-BVTTVN, ngày 17/12/2008 theo quy định, nhưng Công ty Đông Nam Á không hợp tác. Thực hiện báo cáo quyết toán sau đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế theo quy định của nhà nước, Bệnh viện TTVN đã hoàn thiện hồ sơ việc đấu thầu, mua sắm số trang thiết bị y tế có trong Hợp đồng 88/HĐ-BVTTVN, ngày 17/12/2008 theo quy định trình đơn vị chủ quan là Tổng cục Thể dục Thể thao (TDTT) xem xét, phê duyệt quyết toán “Dự án hoàn thành”.

Ngày 12/01/2015, Tổng cục TDTT phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành Dự án “Trang thiết bị Y tế cho Bệnh viện TTVN giao đoạn 2008 - 2010, giai đoạn 1” tại Quyết định số 18/QĐ-TCTDTT. Theo Quyết định này thì nhiều chủng loại thiết bị y tế do không đủ hồ sơ, xuất xứ hoặc thiếu phụ tùng linh kiện kèm theo đã không được chấp nhận quyết toán và bị đề xuất thu hồi vốn của: Công ty TNHH Trung Kiên là 619.343.000 đồng, của Công ty Đông Nam Á là 8.265.864.000 đồng.

Sau khi có Quyết định số 18/QĐ-TCTDTT, bệnh viện lại một hành trình liên tục, bền bỉ liên hệ, tìm gặp các nhà thầu liên quan để yêu cầu các nhà thầu này trả lại nguồn ngân sách đã được tạm ứng nhưng không được quyết toán. Cũng trong nhiều năm qua, Kho bạc Nhà nước quận Ba Đình đã nhiều lần yêu cầu Bệnh viện TTVN thu hồi số dư tạm ứng hơn gần 8,8 tỷ đồng từ các nhà thầu liên quan.

Suốt 10 năm qua Kho bạc Nhà nước quận Ba Đình đã nhiều lần yêu cầu bệnh viện Thể thao Việt Nam thu hồi số dư tạm ứng hơn gần 8,8 tỉ đồng từ các nhà thầu liên quan nhưng bệnh viện không thể giải quyết.

Mặc dù rất khẩn trương, tích cực gửi công văn, giấy mời, cử cán bộ đến tận trụ sở các nhà thầu này đề nghị hợp tác thu hồi vốn, nhưng không mang lại kết quả khả quan. Chỉ có Công ty TNHH Trung Kiên chi trả lại 10.000.000 đồng, còn Công ty Đông Nam Á thì “biến mất” một cách thầm lặng.

Để kiểm tra điều này, phóng viên đã lần theo các thông địa chỉ của Công ty Đông Nam Á và phát hiện, công ty này đăng ký hai địa chỉ khác nhau nhưng cả hai địa chỉ này đều không tìm thấy dấu tích “tồn tại” của công ty này.

Nghi án sử dụng thiết bị cũ?

Như trên đã nói, nhiều thiết bị y tế đã được chuyển về Bệnh viện TTVN từ 10 năm nay và đã đưa một số thiết bị vào phục vụ khám chữa bệnh, nhưng cũng bằng ấy năm, Bệnh viện TTVN vẫn mải miết đi đòi CO, CQ bản gốc mà Công ty Đông Nam Á chưa cung cấp.

Cụ thể, từ năm 2009 đến năm 2015, Bệnh viện TTVN đã gửi hàng chục công văn yêu cầu công ty Đông Nam Á cung cấp giấy tờ nguồn gốc thiết bị nhưng công ty này luôn trốn tránh. Suốt 10 năm qua, Bệnh viện TTVN luôn trong tình trạng thụ động trước lô thiết bị kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Thậm chí, để yên tâm sử dụng các thiết bị vào khám, chữa bệnh, Bệnh viện TTVN nhiều lần gửi thư đến các hãng cung cấp máy ở nước ngoài để xác minh thông tin về thiết bị y tế do Công ty Đông Nam Á cung cấp. Tuy nhiên, bệnh viện luôn nhận được câu trả lời của nhà sản xuất là không sản xuất các mã sản phẩm như Công ty Đông Nam Á cung cấp. Vì vậy, nhiều thiết bị y tế trị giá hàng tỉ đồng vẫn phải “đắp chiếu”, nằm  trong các góc tối của bệnh viện.

Hàng chục tỷ đồng được chi để mua thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh nhưng phải đắp chiều vì nhà thầu không cung cấp những thiết bị thiếu linh kiện, không rõ xuất xứ.

Nhìn lại quy trình mua sắm thiết bị của gói thầu này có thể thấy, ngay từ đầu lãnh đạo Bệnh viện TTVN khi đó đã lập tức tạm ứng 90% giá trị hợp đồng cho nhà thầu, nhà thầu được “nắm đằng chuôi” hầu như toàn bộ số tiền bán máy. Thế nhưng, trong gần 4 năm còn “qua lại” với Bệnh viện TTVN, Công ty Đông Nam Á chỉ cung cấp cho bệnh viện các thiết bị y tế thiếu linh kiện, thiếu xuất xứ, nguồn gốc.

Vì sao đơn vị bán máy lại không thể cung cấp được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của máy? Điều đó thể hiện rõ năng lực của nhà thầu Đông Nam Á có vấn đề. Đây là những nghi vấn cần được cơ quan chức năng làm rõ.

Cho đến nay, nhà thầu đã biến mất, lãnh đạo Bệnh viện TTVN cũng đã thay đổi. Bệnh viện TTVN luôn trong tình trạng “nợ treo” do một số chủng loại thiết bị y tế không có hóa đơn, chứng từ, một số thiết bị thì bị "đắp chiếu”.

Bệnh viện TTVN đã báo cáo cơ quan chủ quản các thực trạng khó khăn và tham vấn các cơ quan chức năng để giải quyết hậu quả của sự việc này. Thiết nghĩ, cũng phải đồng thời xem xét nghiêm túc trách nhiệm của những cá nhân, tập thể có liên quan.

Kết luận thanh tra bị bỏ ngỏ...

Theo tìm hiểu của phóng viên, Kết luận Thanh tra số 163/KL-BVHTTDL của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch đã chỉ rõ sai phạm và trách nhiệm của từng đơn vị trong vụ việc này. Trong phần kiến nghị, kết luận thanh tra cũng đã đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan và có hình thức xử lý, tuy nhiên văn bản này lại không đề cập cụ thể bất cứ cá nhân nào. Và đó cũng là lý do vì sao đã nhiều năm trôi qua kể từ khi có kết luận thanh tra, việc xử lý vi phạm vẫn nằm trên giấy.

Điều đó khiến dư luận vô cùng băn khoăn trước câu hỏi: Ai là người phải chịu trách nhiệm về những sai phạm đã rất rõ ràng? Liệu có sự bao che, dung túng? Những thiết bị y tế không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng đã được cung cấp ra sao, có được đưa vào khám chữa bệnh nhiều năm qua?

Để làm rõ vấn này, phóng viên đã liên hệ với Bệnh viện TTVN, tuy nhiên, phía bệnh viện chỉ tiếp nhận thông tin và sẽ đưa ra câu trả lời sau...

 

Theo Doanhnhan.vn/Phapluatplus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

U23 Việt Nam, trái ngọt từ phương pháp "Trồng người"

Kết thúc ASIAD 2018 đoàn thể thao Việt Nam trở về nước trong sự chờ đợi, chào đón cuồng nhiệt của người hâm mộ. Mọi sự tập trung đều hướng về đội tuyển Olympic bóng đá nam Việt Nam với thành tích lọt vào bán kết môn bóng đá nam, một cột mốc lịch sử mà chưa có thế hệ nào của bóng đá nam Việt Nam làm được.

Từ bài học ASIAD, đưa thể thao Việt Nam lên tầm cao mới

Gặp mặt đoàn thể thao Việt Nam dự ASIAD, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh "chiến thắng lớn là chiến thắng trong lòng người hâm mộ Việt Nam", thành tích của đoàn “mang lại cảm giác lâng lâng khó tả” và yêu cầu cần đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm từ ASIAD lần này để tiếp tục đưa thể thao Việt Nam lên tầm cao mới.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com