Xem nhiều

Bộ Chính trị định hướng phát huy các nguồn lực của nền kinh tế

17/01/2019 09:50

Kinhte&Xahoi Ngày 15/1, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.

Nghị quyết có Mục tiêu tổng quát là nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tiến tới trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

 

Các mục tiêu cụ thể được Nghị quyết xác định là: Đối với nguồn nhân lực, đến năm 2025: Tỉ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản dưới 33% tổng số lao động của cả nước. Khắc phục cơ bản tình trạng mất cân đối cung - cầu nhân lực trong nền kinh tế; thiết lập hệ thống sắp xếp công việc dựa trên vị trí việc làm, củng cố hệ thống chức nghiệp thực tài.

Đến năm 2035: Tỉ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản dưới 25% tổng số lao động của cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức cao trên thế giới (giá trị từ 0,700 - 0,799). Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, có đội ngũ nhân lực khoa học, công nghệ, chuyên gia đầu ngành tương đương trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực.

Đến năm 2045: Tỉ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản dưới 15% tổng số lao động của cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức cao trên thế giới (giá trị từ 0,800 trở lên). Năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nhân lực Việt Nam đạt mức trung bình các nước ASEAN-4.

Đối với nguồn vật lực, đến năm 2025, Hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, công cụ thúc đẩy quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản phù hợp với thực tế quy mô và hiệu quả đầu tư. Xây dựng mới và duy trì vận hành mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên môi trường hiện có.

Hình thành hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ, hiện đại. Hoàn thành dứt điểm các công trình có tính chất cấp bách, trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cấp hạ tầng kết nối giữa các vùng, miền trong cả nước và kết cấu hạ tầng đô thị.

Đến năm 2035, phát triển các công cụ điều tiết thị trường quyền sử dụng đất, bảo đảm khoảng 99% diện tích đất tự nhiên được đưa vào khai thác, sử dụng. Kiểm soát tình hình ô nhiễm nguồn nước; phục hồi 25% diện tích hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái. Hoàn thiện hệ thống mạng quan trắc tài nguyên, môi trường quốc gia theo hướng tự động hoá.

Hoàn thành việc xây dựng đồng bộ cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên, môi trường và hệ thống thông tin giám sát tài nguyên quốc gia. Bảo đảm hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận tiện, nhanh chóng đến các vùng, miền trong cả nước, khu vực và với quốc tế.

Đến năm 2045, chủ động ngăn ngừa, hạn chế tình trạng suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Hoàn thiện cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối thông suốt trong nước với quốc tế, ngang bằng với các nước phát triển.

Đối với nguồn tài lực, đến năm 2025, giữ vững an ninh tài chính quốc gia; bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP, hướng tới cân bằng thu - chi ngân sách nhà nước. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Đến năm 2020 cơ bản hoàn thành và đến năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên phạm vi cả nước; hoàn thành di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở phải di dời theo quy hoạch đã được phê duyệt. Đến năm 2025 mức dự trữ quốc gia đạt 0,8% - 1,0% GDP. Dư nợ thị trường trái phiếu đạt 55% GDP.

Đến năm 2035, mức dự trữ quốc gia đạt 1,5% GDP. Dư nợ thị trường trái phiếu đạt 70% GDP. Nguồn vốn huy động cho nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm chiếm 20% - 30% tổng nguồn vốn đầu tư dài hạn. Thu ngân sách nhà nước về đất đai đạt 10%, thu từ khai thác tài sản công đạt 5% tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm.

Đến năm 2045, mức dự trữ quốc gia đạt 2% GDP. Dư nợ thị trường trái phiếu đạt 80% GDP. Nguồn vốn huy động cho nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm chiếm 30% - 50% tổng nguồn vốn đầu tư dài hạn. Giữ ổn định thu ngân sách nhà nước về đất đai đạt 10%, thu từ khai thác tài sản công đạt 5% - 7% tổng thu ngân sách nhà nước. 

 

Theo Phapluatplus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bóng xích ở sân Mỹ Đình đang bị “lãng quên”?

Sau khi Đội tuyển bóng đá Việt Nam đoạt chiếc cúp vô địch AFF Cup 2018 vào tối ngày 15/12, nhưng 40 quả bóng xích ở sân vận động Quốc gia Mỹ Đình vẫn chưa được trả về vị trí cũ. Phải chăng những quả bóng xích này đã bị lãng quên?

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com