Xem nhiều

Đại biểu Quốc hội lo ngại nhà đầu tư gom đất nông nghiệp làm dự án nhà ở

06/01/2022 16:48

Kinhte&Xahoi Sáng 6/1, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) thảo luận tại tổ

Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận tổ là việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư. Theo tờ trình của Chính phủ, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nhằm mục tiêu tăng cường phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị cho các địa phương, Điều 3 dự thảo luật. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1 Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 32 để thực hiện phân quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, vướng mắc cơ bản là quy định chưa thật rành mạch về hình thức sử dụng đất. Đất ở thì sử dụng đầu tư dự án nhà ở thương mại, nhưng đất ở mà có lẫn các loại đất khác, đặc biệt là trường hợp có quyền sử dụng đất khác mà không phải đất ở như đất nông nghiệp, đất kinh doanh dịch vụ.. thì có được làm thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư để làm nhà ở thương mại hay không là cả một vấn đề.

Lưu ý tránh tình trạng “con gà-quả trứng”, ông Hoàng Thanh Tùng đề nghị quy định rõ trình tự để tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư: “Ví dụ trong Luật Đầu tư nói rằng, khi xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở thương mại mà sử dụng các hình thức đất này thì có bước là thẩm định khả năng đáp ứng điều kiện chuyển đổi sử dụng đất của nhà đầu tư. Vậy thì có thực hiện bước đó không? Nếu thực hiện rồi thì giá trị văn bản thẩm định như thế nào để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, không đòi hỏi thủ tục khác. Tránh sang cơ quan này hỏi chuyển sử dụng đất đâu, cơ quan kia hỏi phê duyệt chủ trương đầu tư đâu”.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng đồng tình với ý kiến cho rằng, cần đánh giá rõ tác động khi sửa quy định để phù hợp các quan điểm: Tháo gỡ khó khăn vướng mắc, không tạo vướng mắc mới; chặt chẽ về quản lý đất đai, tránh trục lợi chính sách; Đảm bảo liên thông với luật khác để tránh vướng mắc sau này.

“Ví dụ luật ra đời có dẫn đến tình trạng nhà đầu tư đi thu gom đất chưa phải đất ở, rồi chờ quy hoạch để trao đi đổi lại, bán thu lợi hay không? Cần dự báo trước để có quy định chặt chẽ. Rồi về nghĩa vụ tài chính đất đai phải thực hiện đầy đủ. Quy định hiện tại chưa thực sự sát thực tiễn, dẫn đến việc bồi thường, nộp tiền sử dụng đất chưa sát, người dân kêu thế này thế kia” – ông Hoàng Thanh Tùng nói.

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thảo luận tại tổ

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn thành phố Hà Nội) cơ bản nhất trí với việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong việc phê duyệt chủ trương đầu tư. “Tuy nhiên, việc giao đất đầu tư là một tài sản lớn của Nhà nước nên việc sửa đổi lần này cần cân nhắc đến khả năng nhà đầu tư có thể chuyển đổi mục đích sử dụng bất cứ loại đất nào khi có nhu cầu để thực hiện các dự án nhà ở thương mại. Điều này có thể dẫn đến việc thất thu tài sản của Nhà nước, rồi những tác động khi chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp sang các dự án khác”, đại biểu Nguyễn Phương Thủy nói.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, việc sửa đổi góp phần tạo bình đẳng cho các nhà đầu tư có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là trong triển khai các dự án nhà ở thương mại. Tuy nhiên, đại biểu cũng nêu thực tế tại Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác khi một số dự án đất văn hóa có giá thấp nhưng khi chuyển đổi mục đích sang dự án xây nhà ở thương mại thì giá đất lại tăng lên rất cao so với thị trường. Điều này có thể gây thất thoát tài sản của Nhà nước, bởi theo quy định giá đất của các dự án văn hóa còn thấp. Vì thế, đại biểu kiến nghị cùng với tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải tăng cường giám sát các dự án này để bảo đảm hiệu quả.

 Anh Đức - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bổ sung kinh phí chuẩn bị tổ chức SEA Games 31

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 bổ sung 301 tỷ đồng từ nguồn dự toán chi sự nghiệp thể dục thể thao của ngân sách Trung ương năm 2021 để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên cần thiết chuẩn bị cho SEA Games 31.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/dai-bieu-quoc-hoi-lo-ngai-nha-dau-tu-gom-dat-nong-nghiep-lam-du-an-nha-o-187375.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com