Xem nhiều

Doanh nghiệp “đuối sức” vì khó chồng khó, phí chồng phí

19/08/2021 14:30

Kinhte&Xahoi Hiện nay, chỉ có khoảng rất ít các doanh nghiệp thủy sản đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ” do chi phí cao và số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50%.

Khó khăn chồng khó khăn

 Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ giữa tháng 7 tới nay, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bùng phát dữ dội đã khiến nhiều địa phương buộc phải áp dụng khẩn cấp biện pháp giãn cách xã hội để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Tuy nhiên, sự lây lan nhanh chóng của đại dịch và các biện pháp giãn cách xã hội đang đẩy các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản vào những khó khăn mới, trong đó có các đơn vị sản xuất kinh doanh cá ngừ, cá tra, tôm.

Theo VASEP, sau hơn một tháng, các địa phương đồng loạt thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ Chỉ thị 16 của Thủ tướng, các doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 địa điểm” để vừa phòng chống dịch bệnh lây lan vào các nhà máy, các khu công nghiệp vừa tránh đứt gãy sản xuất.

Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập tác động lớn tới việc bảo đảm an toàn phòng chống dịch cũng như nỗ lực duy trì sản xuất, xuất khẩu. Hiện nay, chỉ có khoảng rất ít các doanh nghiệp cá ngừ đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ” và số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50%; công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây.

Ngoài ra, một loạt các biện pháp kiểm soát nhằm phòng chống dịch bệnh Covid-19 được các địa phương thực hiện trong thời gian qua đã tạo ra nhiều bất cập, khiến cho việc vận chuyển lưu thông, vận chuyển cá ngừ nguyên liệu bị chậm trễ ảnh hưởng tới các hoạt động của các nhà máy chế biến.

Doanh nghiệp cá ngừ cũng vật lộn với “giãn” sản xuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Không những vậy, theo các doanh nghiệp, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển quốc tế và Việt Nam cũng đang khiến cho việc nhập khẩu nguyên liệu trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

Cụ thể, tình trạng đình trệ tại cảng quốc tế Diêm Điền (Quảng Đông, Trung Quốc) và một loạt cảng container quan trọng khác của nước bạn từ trung tuần trung tuần tháng 6 trở lại đây đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có cá ngừ.

Ngay tại Việt Nam, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động của các cảng, như cảng Cát Lái. Tất cả các vấn đề này, mô hình chung đang làm hạn chế nguồn cung cá ngừ nguyên liệu cho các doanh nghiệp.

Hiện nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp cá ngừ phải trì hoãn hoặc bị huỷ trong khi các chi phí đảm bảo “3 tại chỗ” như chi phí xét nghiệm hàng tuần, trang bị các điều kiện cho công nhân, trả thêm lương công nhân, điện sản xuất và duy trì kho đông lạnh trữ hàng, chi phí cước tàu biển tất cả đều tăng vọt, khiến doanh nghiệp không đủ sức chịu đựng với thời gian dài…

Tính đến giữa tháng 7/2021, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt hơn 386 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, do tác động của các biện pháp phòng chống dịch bệnh được áp dụng, hoạt động xuất khẩu cá ngừ dự kiến sẽ sụt giảm.

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ vẫn đang cố gắng để có thể duy trì hoạt động sản xuất nhờ vào nguồn nguyên liệu tồn kho. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, thì hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ khó có thể duy trì.

Xáo trộn sản xuất, xuất khẩu

 Tương tự, sau hơn 4 tuần thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu tôm của các nhà máy chế biến tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng bị đảo lộn, một trong số đó buộc phải đóng cửa do không thực hiện được “3 tại chỗ” hoặc nghi ngờ có ca nhiễm Covid-19.

Làn sóng Covid-19 mới làm xáo trộn sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam

Ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta cho biết, việc triển khai áp dụng quy định phòng chống dịch ở mỗi địa phương cũng khác nhau khiến cả người nuôi và doanh nghiệp không tránh khỏi lúng túng.

Các địa phương bị cách ly do có ca dương tính càng khó khăn trong việc thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ nông thủy sản, trong đó có tôm. Do đó, giá tôm ở những địa phương trọng điểm dịch giảm mạnh đến 20.000 đồng/kg so với trước, các vùng khác cũng giảm nhưng nhẹ hơn, khoảng 10.000 đồng/kg.

Do hầu hết các nhà máy chế biến đều buộc phải giảm công suất còn 30-50% để thực hiện “3 tại chỗ” nên nhu cầu mua nguyên liệu giảm. Dự kiến giá tôm sẽ phục hồi sau khi các địa phương kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh.

Bên cạnh đó, VASEP dẫn phản ánh của một số doanh nghiệp chế biến tôm khác thì một số mặt hàng vật tư nuôi tôm, trong đó có tôm giống, thức ăn thủy sản vận chuyển về vùng nuôi gặp khó khăn, gián đoạn lịch thả giống.

Theo VASEP, dù có những trở ngại, song đường đi cho con tôm Đồng bằng sông Cửu Long vẫn khá rộng, bởi việc xuất khẩu tôm của Việt Nam thường tăng mạnh từ giữa quý III và sang quý IV hàng năm.

Vấn đề hiện nay là các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long có giải pháp mở rộng “vùng xanh an toàn” để tăng diện tích nuôi tôm; tăng thêm các nhà máy sản xuất “3 tại chỗ” tạo điều kiện thuận lợi trong thu hoạch, mua bán, vận chuyển tôm từ ao nuôi đến nhà máy nhanh hơn, mà vẫn đảm bảo quy định phòng chống dịch.

Ngoài ra, ngành tôm cũng như ngành thủy sản nói chung cần đảm bảo việc tiêm vắc xin cho 100% công nhân, chính sách hỗ trợ công nhân thu nhập thấp, hỗ trợ doanh nghiệp trong tiền bảo hiểm, công đoàn, lãi suất ngân hàng, tiền điện nước.

Đồng thời, các doanh nghiệp thủy sản cho rằng cần có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các địa phương trong công tác kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo vận chuyển thông suốt để duy trì sản xuất và xuất khẩu.

VASEP cho rằng, nếu thực hiện những giải pháp trên thì các doanh nghiệp mới đẩy mạnh tiêu thụ tôm cho nông dân, từ đó gia tăng chế biến, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu tôm từ 3,8-4 tỷ USD trong năm nay.

 Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021 vừa được ban hành, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid-19.

Đồng thời, Bộ Tài chính sớm hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền quyết định các giải pháp gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất... để tiếp tục hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Đối với Bộ Công thương, Chính phủ giao bộ này chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng, thực hiện kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid-19 tại các địa phương.


Hậu Lộc - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lionel Messi chính thức gia nhập PSG

Rạng sáng 11/8 (giờ Việt Nam), trang chủ CLB Paris Saint Germain (PSG) đã thông báo chính thức về việc ký hợp đồng với siêu sao Lionel Messi.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/doanh-nghiep-duoi-suc-vi-kho-chong-kho-phi-chong-phi-174228.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com