Xem nhiều

Dựng “lá chắn” bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

18/11/2021 09:07

Kinhte&Xahoi Trường học đóng cửa do dịch bệnh, học sinh học tập trực tuyến và giải trí online làm tăng nguy cơ trẻ em tiếp cận với các thông tin độc hại, các đối tượng xấu trên mạng xã hội gây nhiều hệ lụy.

Ảnh minh họa

Nâng cao cảnh giác, phòng ngừa

 Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến việc giảng dạy, học tập trực tuyến và giải trí online được thay thế, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ em trên không gian mạng.

Làm nghề kinh doanh bất động sản, chị Ngô Thị T (trú phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) thường xuyên bận rộn với công việc. Để đưa đón con gái đang học lớp 8 trường THCS Nguyễn Thiện Thuật cũng như học trực tuyến trong thời điểm dịch bệnh, chị mua cho con chiếc điện thoại thông minh kèm lời dặn “chỉ dùng vào việc học, không nói chuyện trên mạng với người lạ, không xem những nội dung không phù hợp lứa tuổi, độc hại”.

Theo chị T mặc dù con gái rất ngoan nhưng chị T vẫn luôn theo sát việc sử dụng điện thoại của con. “Hiện nay thủ đoạn của đối tượng xâm hại, rất đa dạng, tinh vi như gửi cho trẻ xem hoặc bắt xem những hình ảnh, nội dung nhạy cảm qua mạng (Zalo, Facebook), nhắn tin, nói chuyện trên mạng về những nội dung không phù hợp với trẻ, khi có người lạ kết bạn hay gửi các link xấu, con đều từ chối hoặc nhờ chị xóa giúp”, chị T chia sẻ.

Ảnh internet

Tại TP Đà Nẵng, một số trường THPT, học sinh được nhà trường trang bị các kiến thức để phòng ngừa nguy cơ xâm hại tình dục qua mạng. Em L.H.H, học sinh trường THPT Phan Châu Trinh (quận Hải Châu) chia sẻ: “Thông qua các tiết học ngoại khóa, thầy cô thường xuyên phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa bị xâm hại và bắt nạt trên mạng như: Không cho người khác biết mật khẩu tài khoản mạng xã hội của mình (trừ bố, mẹ); Không đăng tải bất kỳ thông tin riêng tư, hình ảnh, bài viết không phù hợp lên mạng xã hội; Không đi chơi với người quen trên mạng mà không có sự đồng ý của bố, mẹ”.

Lập “vùng an toàn” trên không gian mạng

 Để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, đầu tháng 6/2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025".

Theo báo cáo của Đường dây nóng Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111, từ tháng 5 đến tháng 8/2021, trung bình mỗi tháng tổng đài tiếp nhận khoảng 600 ca xâm hại và bạo lực trẻ em, tăng gần 1,5 lần so với 3 tháng đầu năm.

Tại Đà Nẵng, theo thống kê, có khoảngn hơn 200 ngàn trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó 60% trẻ tiểu học và 90% trẻ trung học có tài khoản Facebook, gần một ngàn quán internet và game online trên địa bàn thu hút hàng ngàn trẻ em sử dụng mỗi ngày.

Truyền thông phòng chống bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em trên hệ thống xe buýt Đà Nẵng (Nguồn danang.gov)

Năm 2018, TP Đà Nẵng là địa phương đầu tiên của Việt Nam được Tổ chức Tầm nhìn Thế giới vận động, hỗ trợ triển khai dự án “Bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi nguy cơ xâm hại tình dục qua môi trường mạng”. Theo đó, Đà Nẵng đã chọn 3 quận Hải Châu, Sơn Trà, Cẩm Lệ (gồm 12 trường THCS, THPT và 9 phường) để triển khai dự án này.

Qua 3 năm triển khai, dự án đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, trong đó đã tập trung nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn mạng cho trẻ em, phụ huynh, giáo viên và cộng đồng trên địa bàn 3 quận; Khoảng 15.000 trẻ em và thanh thiếu niên tại trường học và cộng đồng được nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân và bạn bè từ các nguy cơ xâm hại tình dục trên môi trường mạng.

Bên cạnh đó, 8.000 phụ huynh, người chăm sóc trẻ và giáo viên tại cộng đồng và các trường học được nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ từ các nguy cơ xâm hại tình dục trên môi trường mạng.

Ngoài ra, TP Đà Nẵng đã tập trung phát triển các dịch vụ hỗ trợ trẻ em có nguy cơ và trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường không gian mạng, xây dựng bộ tài liệu truyền thông về phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, tư vấn và hỗ trợ bảo vệ trẻ em qua Tổng đài 1022.

Hơn 2 năm qua, dịch Covid-19 đã tác động đến tình hình kinh tế - xã hội thế giới, trong đó có Việt Nam, trường học phải đóng cửa, học sinh phải học trực tuyến đã làm tăng nguy cơ trẻ em tiếp cận với các thông tin độc hại, các đối tượng xấu trên mạng xã hội gây nhiều hệ lụy. Và chỉ khi toàn xã hội vào cuộc tích cực "lá chắn" bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng mới thực sự vững chắc và an toàn.

 Đoàn Minh - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Khán giả cần làm gì để được vào sân xem trận bóng đá giữa đội tuyển Việt Nam và Ả Rập Xê Út

Vào lúc 19h ngày 16/11/2021 (tối thứ ba), trên sân vận động quốc gia Mỹ Đình sẽ diễn ra trận đấu bóng đá, trong khuôn khổ vòng loại thứ 3 FIFA Word Cup 2022 khu vực Châu Á, giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Ả Rập Xê Út. Để vào sân xem bóng đá, khán giả cần phải làm gì?

ĐT Saudi Arabia tập kín khi tới Việt Nam

Đội tuyển Saudi Arabia đã có mặt tại Việt Nam chuẩn bị cho trận so tài đội chủ nhà Việt Nam vào ngày 16/11 tới tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/dung-la-chan-bao-ve-tre-em-tren-khong-gian-mang-183200.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com