Xem nhiều

Gia Lâm (Hà Nội): Trạm trộn bê tông ngày đêm hoạt động trái phép, người dân sống chung với ô nhiễm

05/11/2019 11:03

Kinhte&Xahoi Mặc dù không được phép xây dựng và hoạt động, nhưng trạm trộn bê tông Ba Đình 5 và 6 vẫn ngang nhiên hoạt động, gây ô nhiễm trầm trọng trên tuyến đường đê Đông Dư - Bát Tràng.

Mới đây, người dân sinh sống tại khu vực thôn 1, xã Đông Dư, (Gia Lâm, Hà Nội) phản ánh tới Pháp luật Plus về việc trạm trộn bê tông Ba Đình 05 và 06 hoạt động trái phép đã gây tiếng ồn, bụi bẩn, lấn chiếm hành lang cầu, các xe tải trọng tải lớn ngày đêm hoạt động đã "băm nát" tuyến đê Đông Dư, đặc biệt đoạn gầm cầu Thanh Trì bị hư hỏng nặng.

Trạm trộn bê tông hoạt động trái phép tại thôn 1 Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội.

Để xác minh thông tin trên, phóng viên Pháp luật Plus đã có mặt tại địa điểm mà người dân phản ánh như trên.

Theo quan sát, tại khu vực ngoài đê, giáp với gầm cầu Thanh Trì thuộc thôn 1, xã Đông Dư, (Gia Lâm, Hà Nội) là 1 trạm trộn bê tông rất lớn được xây dựng và hoạt động rầm rộ, bên cạnh là những nhà xưởng được dựng bằng các khung sắt, quây tôn với quy mô lớn. Nhưng bãi cát, đá đổ chất cao như núi để sản xuất xi măng được tập kết tại đây.

Những chiếc xe tải có trọng tải lớn ra vào vận chuyển xi măng, vật liệu xây dựng nối tiếp nhau chạy hết công suất, cả tuyến đường đê Đông Dư, đặc biệt khu vực gầm cầu Thanh Trì bụi bay mù mịt, mặt đường bị "băm nát" do nhưng chiếc chiếc xe quá khổ, quá tải hoạt động.

Điều đáng chú ý là ngay dưới gầm cầu Thanh Trì (khu vực sát với trạm trộn bê tông), vị trí mà cơ quan chức năng cấm mọi hành vi xâm phạm thì lại là nơi tập kết vật liệu xây dựng, đỗ xe, thậm chí còn có cả xe bồn chở xăng cũng đỗ dưới gầm cầu tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao và ảnh hưởng đến kết cấu của cây cầu.

Thực tế người dân phản ánh là đúng, tuy nhiên cũng theo phản ánh của người dân, mặc dù đây là trạm trộn bê tông không phép nhưng chính quyền xã Đông Dư và huyện Gia Lâm không xử lý mà có sự bao che cho các hoạt động trái phép này, để cho trạm trộn này hoạt động từ rất nhiều năm nay.

Anh N.V.T một người dân tại thôn 1 xã Đông Dư, (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết: "Trạm trộn bê tông này hoạt động sát vơi khu dân cư, đặc biệt là đối với người dân thôn 1 như chúng tôi. Hàng ngày có đến hàng trăm lượt xe tải trọng lượng lớn chở xi măng, vật liệu xây dựng từ trạm trộn bê tông này ra chạy dưới gầm cầu gây tiếng ồn và bụi bay mù mịt.

Tuyến đường Đông Dư - Bát Tràng đã bị sụt lún, nứt gãy do nhưng chiếc xe quá tải ngày đêm hoạt động".

"Chúng tôi thấy bảo đến khoảng thời gian 2020 - 2022, huyện Gia Lâm sẽ lên quận, trở thành một quận của TP Hà Nội.

Cả huyện Gia Lâm đang tích cực phấn đấu, xây dựng phát triển để đạt được những tiêu chí, đáp ứng được các mục tiêu của Thành phố đề ra, sớm trở thành một quận trong chiến lược phát triển kinh tế - đô thị của thành phố mà chính quyền huyện Gia Lâm, xã Đông Dư lại để tình trạng sai trái này diễn ra, gây ô nhiễm môi trường, bức tử người dân, phá hỏng các con đường thì người dân chúng tôi e sợ khó đáp ứng được các tiêu chí của Thành phố đề ra", một người dân cũng sinh sống tại xã Đông Dư cho hay.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hai trạm trộn bê tông Ba Đình 05 và Ba Đình 06 nằm ngay dưới chân cầu Thanh Trì thuộc thôn 1, xã Đông Dư đang được Công ty Cổ phần Trọng Phụng do ông Nguyễn Trọng Phụng làm Giám đốc. 

Hiện tại trên khu đất, hai trạm trộn bê tông Ba Đình 05 và 06, một dãy nhà xưởng được quây tôn xanh đang phục vụ sản xuất của doanh nghiệp này ngày đêm hoạt động.
 
Vào năm 2003, hai trạm trộn bê tông và nhà xưởng được lắp ráp, xây dựng phục vụ cho dự án xây dựng cầu Thanh Trì (diện tích này vốn là đất nông nghiệp).

Đến năm 2007, khi dự án xây dựng cầu Thanh Trì hoàn thành, Công ty Cổ phần Trọng Phụng được tiếp quản lại toàn bộ phần đất cùng trạm trộn bê tông, nhà xưởng; riêng phần diện tích này khoảng 10.000m2.

Được biết, doanh nghiệp này đã được cơ quan chức năng cho chuyển đổi 20.070m2 đất khu vực thôn 1 với mục đích là trồng cây và chăn nuôi.

Tuy nhiên, thay vì dỡ bỏ theo đúng quy định, cải tạo đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, Công ty Cổ phần Trọng Phụng lại tận dụng hai trạm trộn bê tông tiếp tục hoạt động; nhà xưởng được cơi nới, mở rộng quy mô lớn, sử dụng sai mục đích đất.

Việc hoạt động sản xuất bê tông của Công ty này không tuân thủ bất kì quy định nào về bảo vệ môi trường; nước thải, chất thải được thải một cách bừa bãi.

Các xe trọng tải lớn, xe bồn bê tông hoạt động  ngày đêm gây tiếng ồn, bụi bẩn, làm hư hỏng đường ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và người đi đường.

Hành vi là vậy, nhưng đã nhiều năm trôi qua chính quyền huyện Gia Lâm hay xã Đông Dư lại không kiểm tra, xử lý vi phạm để cho doanh nghiệp ngày đêm hoạt động, bức tử đời sống người dân, phá hỏng công trình công cộng nhà nước.

Để làm rõ thông tin trên, phóng viên đã liên hệ làm việc với chính quyền xã Đông Dư nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ cơ quan này.

Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên Pháp luật Plus ghi nhận việc trạm trộn bê tông hoạt động trái phép, lấn chiếm hành làn cầu tại thôn 1, (Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội):

Trạm trộn bê tông hoạt động trái phép tại thôn 1 Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội.
Trạm trộn bê tông Ba Đình 05 và 06 hoạt động trái phép đã gây tiếng ồn, bụi bẩn đến đời sống nhân dân.
 
Mặc dù có biển cấm đổ phế thải, lấn chiếm hành lang cầu thì ngay tại khu việc cấm mọi việc lại diễn ra ngược lại. Rất nhiều xe tải đỗ, vật liệu xây dựng được tập kết tại đây.
 
Khu vực dưới gầm cầu là nơi tập kết vật liệu xây dựng
 
Thậm chí xe bồn chở xăng cũng đỗ dưới gầm cầu.
 
Các xe tải trọng lượng lớn chạy khu vực ngoài đê, sát mép chân cầu.
Tại khu vực tuyến đê Đông Dư - Bát Tràng, những chiếc xe tải trọng lớn chở vật liệu xây dựng, xe bồn chở bê tông từ trong khu vực trạm trộn đi ra đã tạo nên bụi bẩn, việc quá tải làm mặt đường ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
Những chiếc xe quá khổ, quá tải ngày đêm nối nhau quần nát tuyến đường. Đặc biệt khu vực gầm cầu Thanh Trì.
 
Khu vực ngày nắng thì bụi mù mịt, ngày mưa thì lầy lội bẩn thỉu. Trong ảnh đoạn ra vào khu vực trạm trộn bê tông trái phép người dân phải phun nước do "bão bụi" từ những chiếc xe tải cuốn ra.
Trong khu vực sản xuất bê tông, đá, cát chất thành đống.
 
Cạnh đó là những nhà xưởng "mọc" trên đất nông nghiệp với quy mô rộng lớn.
 

Trước sự việc trên, Pháp luật Plus đề nghị UBND TP Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm cùng các ban ngành vào cuộc xác minh và xử lý dứt điểm tình trạng trên, trả lại môi trường trong sạch cho người dân địa phương.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục cập nhật thông tin tới bạn đọc.


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ông Park thắng UAE và Thái Lan mới đại tài!

Đội tuyển Việt Nam sắp sửa chơi hai trận đấu lớn như một thử thách mà ông thầy người Hàn Quốc muốn đạt đến cột mốc mới sau nhiều chiến tích ở các mặt trận khác nhau.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com