Xem nhiều

Hà Nội sẵn sàng di dời 14.000 hộ dân ở Chương Mỹ để tránh lũ

31/07/2018 09:17

Kinhte&Xahoi Mực nước đê sông Tích, sông Bùi qua địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, thậm chí có điểm đê xung yếu tới mức cực kỳ nguy hiểm, có thể gây vỡ đê tả Bùi.

Với tinh thần không chủ quan với mưa lũ, đặc biệt là trước diễn biến thời tiết có thể gây mưa lớn trong một vài ngày tới, ngay chiều 30/7, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trực tiếp thị sát một số điểm trọng yếu trên đoạn đê tả sông Bùi, đoạn qua xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ.

Chiều 30/7, tại đoạn đê hữu Bùi (bến Cốc), mực nước đang ở mức rất cao, tương đương mức nước lũ năm 2008 và vượt nhiều so với trận mưa lũ năm 2017. Hàng trăm người dân ứng trực với hàng ngàn bao tải cát, cọc tre, sẵn sàng tham gia chống nước tràn đê.

Một đoạn đê thuộc huyện Chương Mỹ được xếp bao cát chống tràn. (Ảnh: TTXVN)

Ông Lưu Hữu Nhân, thôn Trung Hoàng, xã Thanh Bình, sống cạnh đê tả Bùi khoảng 100m cho biết, đêm 29/7, ngay sau khi biết thông tin nước lũ dâng cao, hàng trăm người dân trong khu vực các xã ven đê sông Bùi đã đánh kẻng, đánh trống huy động nhau ra bảo vệ đê. 

“Không ai bảo ai, khi có thông báo, các thanh niên vác vật dụng hộ đê trong tay, kịp thời có mặt bảo vệ đê,” ông Nhân nói. 

Nói về tinh thần huy động sức dân chống ngập, chống lũ, ông Đinh Mạnh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Chương Mỹ nhấn mạnh, chưa năm nào người dân chủ động như năm nay. Chỉ cần có lệnh là tất cả lực lượng đều có mặt đông đủ và bằng chứng là trong đêm 29/7, hơn 500 người dân đã tích cực, khẩn trương thực hiện các biện pháp chống lũ. Người dân chính là nhân tố quan trọng nhất trong chống ngập, chống lũ và qua đợt lũ này mới thấy được rõ tinh thần đoàn kết, chủ động của người dân. 

Ông Hùng cho biết, đối với các xã ven đê hữu Bùi nằm trong quy hoạch vùng xả lũ của thành phố Hà Nội, khi có mưa to, nước ở các nơi tràn về có thể ngập. Tuy nhiên, để người dân chủ động đối phó với mưa lũ, huyện đã thông báo từ rất sớm nên không xảy ra thiệt hại lớn về người và của. Hơn nữa, hàng năm các xã trên đều tổ chức diễn tập phòng chống ngập, nên người dân hoàn toàn chủ động trước các tình huống lũ có thể xảy ra. 

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, khi bắt đầu mưa lũ, Thường trực Thành ủy, trực tiếp Bí thư Thành ủy chỉ đạo hai Phó Bí thư Thành ủy trực tiếp vào kiểm tra, đôn đốc địa phương chủ động khắc phục và ứng phó với mưa lũ. Đánh giá cao cố gắng của người dân và chính quyền địa phương, nhưng đồng chí Chủ tịch vẫn nhấn mạnh hiện nay có hơn 1000 hộ dân ở tình trạng bị ngập sâu. Đặc biệt, đêm 29/7 có 2 trẻ em bị đuối nước, 1 người đánh cá gặp nạn, đây là điều rất đáng tiếc. 

Có mặt tại hiện trường khu vực đê tả Bùi, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố đã chỉ đạo cấp thêm 10.000 bao tải để huyện và các lực lượng liên quan tiếp tục đóng bao cát đắp tiếp nâng tuyến đê bao lên thêm 40cm. Việc này phải được tập trung thực hiện ngay trong đêm 30/7 đồng thời, huyện phải cử ngay một Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện chỉ đạo thông báo cho các xã kê cao tài sản lên tầng 2, di dời dân đến vùng an toàn đề phòng nước dâng cao. 

Đối với vấn đề thiếu thốn của bà con hiện nay là nước sạch, thành phố yêu cầu một số doanh nghiệp hỗ trợ nước sạch phải cấp phát ngay 5.000 bình nước. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cũng lưu ý phải tuyên truyền và kiểm tra ngăn chặn việc người dân đánh cá, nhất là trẻ em đi lại mất an toàn; đồng thời sẵn sàng di dời 14.000 hộ dân đến nơi an toàn khi lũ tiếp tục lên cao. 

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo tiếp tục duy trì chặt chẽ 24/24 giờ hệ thống điều hành bằng bộ đàm từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố tới các lực lượng tại hiện trường. 

Lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng nhấn mạnh, các cấp chính quyền địa phương phải tuyên truyền cho người dân hiểu rằng thành phố và huyện không bao giờ bỏ rơi bà con mà một số xã nằm trong vùng phân lũ, cho nên khi lũ lên cao bắt buộc phải xả nước để phục vụ phân lũ, không để xảy ra vỡ đê để tràn vào vùng nội thành. Trên tinh thần đó để người dân nhận thức được và phải chủ động di dời.

Các lực lượng phải tăng cường tuần tra, bảo vệ tài sản cho người dân không để mất trộm, mất cắp. Hiện, thành phố đã chỉ đạo dừng toàn bộ hệ thống bơm ở Quốc Oai và Phúc Thọ không bơm vào sông Tích nữa. 

Theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, sau đợt lũ này huyện phải chuẩn bị mọi phương án để đời sống bà con sớm ổn định, đặc biệt là các cháu kịp cho năm học mới; tuyệt đối không để xảy ra dịch bệnh đối với người dân và gia súc, gia cầm đồng thời, các lực lượng theo phân công, đôn đốc thực hiện bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng các phần việc. Ngoài số đèn pin của huyện đã cấp, thành phố tiếp tục bổ sung từ nguồn dự phòng cho các lực lượng tại hiện trường. 

Hiện nay, tại Khu đô thị Ecopark đang kè bờ sông Bắc Hưng Hải nên sau đợt này Ủy ban Nhân dân thành phố sẽ đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thành phố thực hiện kè bằng cừ bêtông dự ứng lực khẩn cấp ngay tại đoạn đê tả Bùi; đồng thời, sẽ tập trung nạo hút lòng sông để khi lũ về thoát nước tốt hơn. 

Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Chương Mỹ, những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của mưa lớn, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được từ 17 giờ ngày 18/7 đến 11 giờ ngày 30/7/2018 như sau: Tại Chúc Sơn 313mm; Hạ Dục 401mm; Trí Thủy 541mm; Đồng Sương 510mm (trung bình là 441,3mm). Mực nước sông Bùi (tại Yên Duyệt 7,50m hồi 11 giờ 00 phút ngày 30/7/2018, trên báo động 3 là 0,50m, cao hơn đỉnh lũ năm 2008 là 0,05m); mực nước các hồ: Hồ Miễu 39,6/39,5m; hồ Đồng Sương 18,35/18,2m; hồ Văn Sơn 19,75/19,5m. 

Nước nội đồng khu vực tả Bùi, hữu Đáy ổn định do các trạm bơm liên tục hoạt động, nước tại các khu dân cư và đồng ruộng khu vực hữu Bùi tiếp tục tăng do trên địa bàn có mưa và nước từ Hòa Bình, Thạch Thất, Quốc Oai tiếp tục dồn về. Lũ rừng ngang đã tràn qua các khu vực Tân Mai, Bùi Xá của thị trấn Xuân Mai, Xuân Linh, Bùi Xá của xã Thuỷ Xuân Tiên. Nước dâng cao đã làm tràn nhiều đoạn của đê hữu Bùi, làm ngập đê Bùi 2 thuộc các xã: Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, đê Ao Đòng – xã Thanh Bình, đê Bối Bạt – xã Tốt Động, gây ngập úng cho hầu hết diện tích canh tác ở vùng hữu Bùi. Hiện nước đã tràn vào nhà 2.349 hộ của 10 xã, thị trấn. Các thôn Yên Trình, Thuần Lương – xã Hoàng Văn Thụ bị cô lập. 

Đến 11 giờ 00 phút ngày 30/7/2018 có 1.664 hộ phải cắt điện để đảm bảo an toàn do ngập nước và 04 trạm bơm: Chi Lăng 1, Chi Lăng 2, Hạ Dục, Hoàng Diệu ( bơm tưới ven sông Đáy), nước dâng có nguy cơ ngập máy bơm và tủ điện. 

Trước tình hình trên, ngay trưa 30/7, Ủy ban Nhân dân huyện Chương Mỹ đã ra công điện khẩn chỉ đạo các đơn vị của huyện chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của mưa, lũ, đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. 

Ban Chỉ huy Quân sự huyện thường xuyên nắm chắc tình hình, chuẩn bị huy động lực lượng, phương tiện hiện có; phối hợp với các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn thường trực sẵn sàng ứng cứu, xử lý kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình huống đột xuất bất ngờ; tổ chức trực 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thường xuyên cập nhật thông tin và thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo kịp thời, chính xác. 

Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chủ động phối hợp với các xã, thị trấn theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, mưa lũ, mức nước dâng trên sông, trên hồ chứa để chủ động đối phó, hỗ trợ lực lượng sơ tán dân theo phương án đã xây dựng; kiểm tra các trọng điểm xung yếu, các công trình (đặc biệt là công trình đang thi công), hồ đập, công trình thủy lợi, chuẩn bị đủ lực lượng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”... 

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng cho biết, theo thống kê sơ bộ, đã có gần 1.300 ha lúa, hơn 260 ha rau màu, 555 ha nuôi trồng thủy sản, 164 ha cây ăn quả bị thiệt hại do mưa lũ; 170 m2 nhà ở, gần 1.500 m tường bao, 3.300 m đường giao thông bị sạt lở, đổ sập; gần 9.400 m kênh mương hư hỏng, gần 9.500 đoạn đê, hồ, đập bị sạt lở; hỏng 33 cây cầu, đập; chết 339 con gia súc; chết và thất lạc hơn 49.000 con gia cầm; sập đổ gần 4.900m2 chuồng trại… 

Đã rất lâu, bà con ở vùng "gánh lũ" cho Thủ đô mới phải đối mặt với tình trạng nước dâng cao như hiện nay. Khó khăn và các nguy cơ vẫn còn hiện hữu. Tuy nhiên có vào đến tận "vùng gánh lũ" mới thấy hết tinh thần chủ động, đoàn kết và sự gắn bó khăng khít giữa chính quyền và người dân trong tình huống khó khăn này. Tin rằng sắp tới dù diễn biến có thể còn "phức tạp" - như nhận định của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Đức Chung thì người dân ở đây vẫn không cô độc vì chính quyền và các lực lượng của thành phố vẫn luôn sát cánh để hỗ trợ và ứng cứu.

 

 Theo TTXVN/KDPL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chưa có doanh nghiệp đăng ký “nhận độ” cá cược “chợ đen” vẫn sôi động

Tỷ lệ kèo các giải đấu thể thao quốc tế được đăng tải rộng rãi. World cup 2018 đang diễn ra tại Cộng hòa Liên bang Nga, cũng không phải ngoại lệ. Song, tại Việt Nam, nhiều người băn khoăn, luật hóa đặt cược thể thao có ngăn chặn được nạn cá độ “chợ đen” hay không? Và, đã có doanh nghiệp nào đăng ký để được “nhận độ” chưa?

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com