Xem nhiều

Hải Dương: Cần làm rõ những sai phạm tại chợ Giống xã Cổ Dũng

21/08/2018 15:44

Kinhte&Xahoi Ông Hoàng Văn Thìn đã có đơn phản ánh một loạt những vấn đề có dấu hiệu sai phạm tại địa bàn xã Cổ Dũng (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương).

Thời gian vừa qua, Tòa soạn nhận được “Đơn khiếu nại, tố giác và kêu cứu” của ông Hoàng Văn Thìn (SN 1976), thường trú tại xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Trong đơn, ông Thìn cho rằng: Bản thân ông cũng như nhiều bà con ở địa phương nhận thấy chính quyền xã có rất nhiều việc làm vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân, làm thất thoát ngân sách nhà nước nên viết đơn đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý nghiêm những cá nhân sai phạm, vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và quyền lợi của nhân dân. 

Trong “Đơn khiếu nại, tố giác và kêu cứu”, ông Hoàng Văn Thìn đã đề cập đến một loạt những vấn đề có dấu hiệu sai phạm tại địa bàn xã Cổ Dũng (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương), như: Hệ thống cung cấp nước sạch tại xã Cổ Dũng; Việc chuyển đổi khu chợ của xã Cổ Dũng; Vấn đề liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai trong việc tự ý bán đất nghĩa trang cho người dân, phân lô bán đất giãn dân; Vấn đề liên quan đến chương trình nông thôn mới; Vấn đề liên quan đến làm đường,…

Ông Hoàng Văn Thìn cùng bà Châu, bà Loan mòn mỏi đi tìm quyền lợi chính đáng cho người dân địa phương.

Sai phạm nối tiếp sai phạm

Đối với hệ thống cung cấp nước sạch tại xã Cổ Dũng theo ý kiến người dân thì Hợp tác xã nước sinh hoạt - Nhà máy sản xuất nước sinh hoạt tại xã Cổ Dũng được xây dựng từ năm 2000 đến năm 2004 thì bàn giao. Đây là công trình được UNICEF tài trợ không hoàn lại và do hợp tác xã quản lý, nhưng xã lại thông báo với người dân địa phương rằng: “Khi nhà máy đi vào sử dụng, mỗi hộ dân phải đóng từ 1.300.000đ đến 1.800.000đ. Giá hiện tại là 2.500.000đ (xã có hơn 3.000 hộ dân) để được dùng nước sinh hoạt.

Sau khi đi vào hoạt động được 02 năm, UBND xã Cổ Dũng đã tùy tiện bán nhà máy nước cho ông Nguyễn Khắc Dương và bà Nguyễn Thị Huyền với giá 4,5 tỷ đồng để quản lý và khai thác. Trước đây khi hợp tác xã quản lý thì người dân được dùng nước sinh hoạt với giá 3.200đ - 3.700đ/khối (nước sinh hoạt loại 2), không tính bậc thang, nhưng từ khi hai cá nhân này tiếp quản, họ đã đẩy giá nước lên 6.600đ - 14.000đ/khối. Việc tăng giá đột ngột và quá cao đã làm đời sống của người dân gặp không ít những khó khăn, nhưng vẫn phải cắn răng chịu đựng.

Đối với việc chuyển đổi khu chợ của xã thì ông Thìn cho rằng: “Chợ xã tôi đi vào hoạt động được 15 năm, từ năm 2002 đến nay. Chợ hình thành là do bà con tiểu thương đóng góp và một phần ngân sách của xã. Theo hợp đồng thuê ki ốt đến năm 2020 mới hết hạn với bà con tiểu thương. Nay UBND xã ra thông báo chuyển chợ sang vùng khác.

Trụ sở UBND xã Cổ Dũng.

Khi lên dự án chuyển chợ hiện tại ra cánh đồng giáp xã Cổ Dũng với thôn Tường Vũ (xã Cộng Hòa), người dân phát hiện có một số dấu hiệu sai phạm. Đó là, xã tiến hành họp các cụm dân cư để rao bán 01 ki ốt chợ với giá từ 120 - 160 triệu đồng (diện tích cho mỗi ki ốt ở chợ chỉ có 7m2), trong khi việc chuyển chợ chưa được phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.

Tại các vị trí đất ở xung quanh chợ, chính quyền tự ý cắt trên 80 lô đất, mỗi lô rộng 60m2, bán với giá từ 700 triệu đồng đến trên 01 tỷ đồng/lô. Ngoài ra, còn xây bể bơi, trạm cấp nước và nhiều công trình khác trên địa bàn xã Cổ Dũng. Việc thiếu công khai minh bạch, khiến nhiều người dân hoài nghi, gây mất đoàn kết nội bộ tại địa phương.

Theo thông tin từ người dân địa phương thì ngày 30/6/2017, UBND tỉnh Hải Dương mới có quyết định phê duyệt tổng thể phát triển thương mại tỉnh giai đoạn 2016 - 2025, nhưng ông Nguyễn Khắc Vinh chủ thi công dự án đã dán niêm yết công bố quy hoạch chợ mới từ tháng 01/2017; Chủ tịch UBND huyện Kim Thành và Chủ tịch UBND xã Cổ Dũng đã ký phê duyệt thực hiện dự án từ tháng 03/2017.

Đối với vấn đề liên quan tới công tác quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương thì loại đất nằm trong chương trình đất giãn dân, đất giáp nghĩa trang và khu dịch vụ ủy ban, xã báo giá bỏ thầu khoảng 80 suất, thông báo một suất có giá từ 350 - 800 triệu đồng, diện tích là 100m2. Trong đó, có 7 lô đất được ông Nguyễn Ngọc Dũng, thời kỳ đang làm Chủ tịch UBND xã Cổ Dũng đã tự ý bán cho một vài cá nhân mà không thông qua cuộc họp Hội đồng nhân dân, không thông qua họp Đảng ủy xã, không thông qua đấu giá.

Đối với loại đất trước cổng đền thờ nghĩa trang của xã, ông Nguyễn Ngọc Dũng cũng đã tự ý bán, không thông qua Đảng bộ, không thông qua cuộc họp, bất chấp quy trình, đã tự ý bán cho ông Đào Văn Lũy xây nhà, trồng cây, nuôi chó, làm mất mỹ quan, sự linh thiêng trước cổng đền thờ của làng xã; đồng thời bán cho vợ chồng ông Nguyễn Khắc Dương một suất đất giáp tường bao của nghĩa trang.

Quan xã, vòng vo, né tránh

Ngoài những dấu hiệu vi phạm trên, ông Thìn còn đề cập đến hàng loạt những sai phạm khác trong đơn gửi đến cơ quan báo chí. Tuy nhiên, khi đến làm việc tại UBND xã Cổ Dũng, ông Nguyễn Danh Mậu - Chủ tịch UBND xã lại trả lời vòng vo, không cung cấp được những tài liệu cụ thể cho phóng viên. Khi phóng viên đề nghị Chủ tịch xã giới thiệu đến làm việc với nhà máy nước sạch và Ban quản lý chợ Giống mới thì Chủ tịch xã không liên hệ, sắp xếp lịch làm việc với 2 đơn vị trên và bảo phóng viên cứ đến tác nghiệp bình thường theo Luật Báo chí, không cần phải giới thiệu đến làm việc.

Khi phóng viên đến chợ Giống tác nghiệp, liên hệ làm việc thì bị bảo vệ và một số đối tượng côn đồ khóa cổng, đe dọa giết và đánh làm ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của phóng viên. Phóng viên cũng đã trình báo vụ việc với Công an huyện Kim Thành, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thông tin gì từ phía Công an huyện Kim Thành. Công an huyện Kim Thành vẫn chưa khởi tố vụ án, khởi tố bị can để trừng trị nhóm côn đồ, lưu manh, trả lại niềm tin cho người dân và phóng viên.

Phóng viên tác nghiệp tại chợ Giống bị một số đối tượng giam lỏng hơn một giờ đồng hồ và đe dọa giết, hành hung...

Sau khi phóng viên bị một số đối tượng tại chợ Giống giam lỏng hơn một giờ đồng hồ và đe dọa giết, hành hung.., phóng viên đã có buổi làm việc với ông Vũ Đình Tĩnh - Chủ tịch UBND huyện Kim Thành.

Ông Tĩnh nói: "Các chú về đặt lịch,… có nội dung gì thì phải thông tin trước để người ta nắm bắt. Kết luận thanh tra anh đã gửi cho những người công dân đơn thư, kể cả bà Châu và ông Thìn đều có kết luận của đoàn thanh tra. Xong xã bảo ra chợ Giống, các chú lại đi với mấy người chuyên kiện chợ ra đó, vào quay phim lại không liên hệ với chủ chợ nên đã xảy ra xô xát với đội làm ở đó. Việc này anh có giao cho Công an xác minh làm rõ, và Công an huyện vừa rồi có báo cáo sơ bộ về đây".

Tuy nhiên, ông Tĩnh - Chủ tịch UBND huyện Kim Thành không hiểu rằng: Trong lúc làm việc với Chủ tịch UBND xã Cổ Dũng, phóng viên đã nhiều lần đề nghị ông Chủ tịch xã gọi điện liên hệ và đưa phóng viên ra làm việc với Trưởng ban quan lý chợ Giống, nhưng đều bị từ chối.

Còn việc liên quan đến nhà máy nước sạch tại xã Cổ Dũng, ông Vũ Đình Tĩnh - Chủ tịch UBND huyện Kim Thành cho biết: Việc người dân bức xúc về nhà máy nước sạch, tôi đã làm rõ với ông Thìn, bà Châu rồi. Đây là chương trình cấp nước cho xã Cổ Dũng và xã Cộng Hòa, chứ không phải một mình xã Cổ Dũng.

UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư công trình, xong thì bàn giao cho xã quản lý. Việc này đã có kết luận đúng sai rồi. Còn xã Thượng Vũ là do UNICEF tài trợ 100% và thu thấp hơn, còn các xã Cổ Dũng chỉ đầu tư đường ống và HTX đầu tư rất nhiều, thu theo giá của Công ty nước sạch đầu tư môi trường của tỉnh. Tỉnh cũng có quyết định tính hết là thu 7.200đ/m3 chứ không phải là 6.600đ/m3.

“Đối với chợ cũ, người ta còn hoạt động đến hết năm 2020 do cái hợp đồng của UBND xã. Tỉnh đã có chỉ đạo mà bây giờ huyện vẫn đang chỉ đạo như thế, nếu ai có nhu cầu kinh doanh đến hết năm 2020 thì vẫn tiếp tục kinh doanh chứ không ai bắt là thôi không được kinh doanh. Việc bán đất ở nghĩa trang, thấy có sai phạm nên đã hủy hợp đồng, trả lại đất cho nghĩa trang”, ông Tĩnh - Chủ tịch huyện Kim Thành cho biết.

Tuy nhiên, thực tế đến nay, theo tìm hiểu của phóng viên thì 2 ngôi nhà dựng trên đất nghĩa trang vẫn đang tồn tại chưa bị tháo dỡ, thu hồi đất. Những hộ dân kinh doanh ở chợ cũ thì liên tục bị đàn áp, đập phá, gây tổn thất nghiêm trọng về kinh tế cho các tiểu thương mà chính quyền làm ngơ không giải quyết.

Trước những đơn thư phản ánh của người dân gửi đến báo về những sai phạm nối tiếp sai phạm tại chợ Giống, xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành, báo kính chuyển nội dung trên tới Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương cần vào cuộc thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra tại chợ Giống xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành để làm rõ việc có hay không một lợi ích nhóm đang tồn tại ở xã Cổ Dũng, lộng hành, vùi dập những người dân đấu tranh vì công lý?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên trong những bài viết sau.

 

 Theo KDPL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Olympic Việt Nam sớm vào vòng 1/8 với chút lợi thế

“Bỏ túi” thêm 3 điểm sau trận thắng Nepal, Đội tuyển Olympic Việt Nam lọt vào vòng 16 đội trước 1 vòng đấu với ngôi đầu bảng D. Đây là lợi thế của các cầu thủ Việt Nam so với Nhật Bản trước trận đấu cuối cùng vòng bảng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com