Xem nhiều

Hàng triệu công nhân dệt may có nguy cơ mất việc do Covid-19

20/10/2020 10:19

Kinhte&Xahoi Kết quả khảo sát 75 xưởng may tại 15 quốc gia trên thế giới cho thấy các nhà cung cấp đã phải đợi trung bình 77 ngày để được thanh toán đơn hàng, so với 43 ngày trước khi dịch bùng phát.

Công nhân làm việc tại cơ sở sản xuất đồ bảo hộ Nikshe ở Ahmedabad, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hàng triệu công nhân may mặc trên thế giới có nguy cơ bị mất việc làm do các nhà cung cấp hàng dệt may đang gặp khó khăn vì các hãng thời trang liên tục yêu cầu hạ giá sản phẩm và cho chậm thanh toán.

Theo nghiên cứu của Trung tâm vì Quyền của người lao động toàn cầu (CGWR) thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) công bố ngày 16/10, các thương hiệu thời trang đã yêu cầu các nhà cung cấp sản phẩm dệt may - vốn đang lao đao vì dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, chiết khấu 12% so với mức giá của năm 2019.

Kết quả khảo sát 75 xưởng may tại 15 quốc gia trên thế giới cho thấy các nhà cung cấp đã phải đợi trung bình 77 ngày để được thanh toán đơn hàng, so với 43 ngày trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Thực tế này làm dấy lên lo ngại ngành may mặc trên toàn cầu với 60 triệu lao động sẽ phải đóng cửa thêm nhiều xưởng sản xuất.

Ông Mark Anner, Giám đốc CGWR đồng thời là tác giả nghiên cứu, cảnh báo các nhà cung cấp đang đối mặt với sức ép lớn phải hạ giá sản phẩm cũng như bị chậm thanh toán và hủy đơn đặt hàng, làm ảnh hưởng đến doanh thu và việc làm của người lao động. Ông lưu ý các nhà cung ứng vừa và nhỏ sẽ bị tác động trước tiên.

Theo tổ chức Clean Clothes Campaign, các hãng thời trang đã hủy nhiều đơn hàng trị giá hàng tỷ USD vào đầu năm nay do hàng loạt cửa hàng trên thế giới bị đóng cửa vì dịch Covid-19.

Nhiều nhà cung cấp đã phải cắt giảm 10% nhân viên và con số này có thể lên đến 45%, tương đường hàng triệu lao động, nếu số đơn hàng tiếp tục giảm. Trong khi đó, hơn 50% số xưởng may tham gia khảo sát cho biết sẽ phải đóng cửa nếu tình hình không cải thiện.

Các thương hiệu thời trang và nhà cung cấp trên thế giới đang nỗ lực tìm giải pháp trong giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19 hiện nay.

Theo Tổ chức của Người sử dụng lao động Quốc tế (IOE) có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ), các hãng thời trang đã cam kết tham gia chương trình Kêu gọi hành động trong ngành dệt may.

Chương trình được thực hiện nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất vượt qua cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 và đảm bảo thu nhập của công nhân may mặc thông qua các kế hoạch cho vay và bảo trợ xã hội./.

Theo Nguyễn Tuyên (TTXVN/Vietnam+)

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vòng 13 V.League: Đội nào hưởng lợi?

Sài Gòn FC và Hà Nội sẽ được chơi trên sân nhà, trong khi các đội bóng đang vật lộn với trụ hạng như Thanh Hóa, Quảng Nam lại phải chơi trên sân khách. Khả năng Sài Gòn FC sẽ vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng sau vòng 13 (1/10) là có thể xảy ra.

“Bóng đá Việt Nam rồi sẽ như Nhật Bản“

Đó là nhận định của tân GĐKT VFF ông Yusuke Adachi tại lễ công bố và giới thiệu tân Giám đốc kỹ thuật (GĐKT) LĐBĐVN. Tại buổi lễ, ông đã chia sẻ nhiều điều về lộ trình phát triển của bóng đá Việt Nam.

Link bài gốc https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/hang-trieu-cong-nhan-det-may-co-nguy-co-mat-viec-do-covid-19-20201020081432091.htm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com