Xem nhiều

Kỷ niệm 68 năm ngày thầy thuốc Việt Nam: Tỏa ngát những chiến công!

26/02/2023 16:07

Kinhte&Xahoi Hiếm có một cuộc thi nào lại nhận được sự hưởng ứng của đông đảo cây viết và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc như cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” do Bộ Y tế phát động và tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu chỉ đạo tại Lễ phát động.

Trải qua hơn 10 năm tổ chức, cuộc thi đã lan tỏa mạnh mẽ và tạo dấu ấn đậm nét trong lòng người dân. Và hơn hết, những góc khuất, chiến công lặng thầm của những người làm trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ở khắp mọi miền đất nước đã được biết đến, vinh danh…

Lặng lẽ cống hiến

Phát động và tổ chức lần đầu tiên vào năm 2010, trải qua 5 lần tổ chức, hàng trăm tấm gương bác sĩ, dược sĩ, lương y, cán bộ dân số, nhân viên y tế thôn bản ở khắp các tỉnh, thành đã được khắc hoạ một cách chân thực, rõ nét và đầy trân trọng qua các trang viết thấm đẫm tình yêu thương và lòng biết ơn của các nhà văn, nhà báo, hay chính những bệnh nhân đã được họ chăm sóc, cứu chữa bằng tất cả nỗ lực, hy vọng…

Đó là những bông hoa của đất, những điều dưỡng hy sinh cuộc sống riêng tư, sẵn sàng, khẩn trương trong các ca cấp cứu cả ngày lẫn đêm. Rất nhiều y, bác sĩ ở các địa bàn khó khăn là những tấm gương thầm lặng chống lại hủ tục lạc hậu ở các buôn làng, họ là những người dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước người dân nên từ đó tạo được lòng tin yêu của đồng bào và những hủ tục cũng theo đó bị đẩy lùi.

Điển hình phải kể đến tấm gương bác sĩ Nay Blum - Trưởng Trạm y tế xã Glar (huyện Đắk Đoa, Gia Lai), nhân vật trong tác phẩm “Như cổ tích giữa đại ngàn”, đoạt giải Đặc biệt (Cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ V). Gần 30 năm gắn bó với y tế thôn bản, bác sĩ Nay Blum và vợ đã dành hết tuổi thanh xuân của mình để chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân và cứu sống những đứa trẻ gặp nạn vì hủ tục. Với bàn tay, khối óc, nhiệt huyết và tấm chân tình của mình, ròng rã ngần ấy năm trời, cặp vợ chồng này lặn lội đến các buôn làng xa xôi, nơi núi rừng hiểm trở chữa bệnh, đồng thời giúp người dân thấm nhuần triết lý: “Khỏi bệnh là do y học, khỏe mạnh, lớn khôn là do nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục”.

Trong suốt hành trình bền bỉ đó, họ “cược” với cộng đồng Tây Nguyên nhận một đứa trẻ sinh non bằng bắp tay, sắp bị đưa đi chôn sống về cứu chữa và nuôi. Cho đến khi em bé sống sót, khỏe mạnh, các hủ tục lạc hậu của buôn làng đã được xoá bỏ. Rồi khi biết có ba đứa trẻ mắc bệnh phong, bệnh lao bị người dân xua đuổi vào núi thẳm, thoi thóp trong đói rét, vợ chồng bác sĩ Blum lại bán nốt chiếc xe máy là của hồi môn để mua sữa và thuốc tốt nhất cứu chữa, nhận những đứa trẻ này làm con. Bằng y học, họ chứng minh rõ “con hủi”, con virus lao không có chân, có cánh bay khắp nơi trong cộng đồng. Nó không phải là “ngọn gió độc” mang “thần chết” gieo rắc khắp nơi như mọi người vẫn nghĩ. Tất cả những nạn nhân của hủ tục này giờ đều là con nuôi khỏe mạnh của vợ chồng vị bác sĩ nhân đạo này.

Trong các gương sáng đó, bác sĩ Hồ Văn Hoài, nhân vật trong tác phẩm “Bác sĩ Hồ Văn Hoài, người vác tù và hàng tổng” cũng rất đáng khâm phục và biểu dương. Không quản ngại khó khăn, bác sĩ Hoài đã cùng với đồng nghiệp đến từng nhà thu thập thông tin, lập hồ sơ sức khoẻ cá nhân cho đồng bào dân tộc S’Tiêng và Châu Mạ ở xã Phủ Lý, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Không chỉ vậy, anh còn dùng tiền cá nhân để lắp đặt internet, rồi lập website cho Trạm y tế xã Phú Lý. Website cập nhật khá đầy đủ thông tin về các dịch bệnh đang bùng phát, kiến thức phổ thông y học và cách tự phòng bệnh; Các thông báo của trạm về lịch tiêm chủng, triển khai các chương trình, dịch vụ mới trong khám và điều trị bệnh. Ngoài ra, còn có đường dây nóng để người dân có thể tư vấn và được giải đáp trực tiếp các thắc mắc liên quan đến bệnh tật; Có đường link kết nối với các website của Bộ Y tế, Sở Y tế và Trung tâm y tế huyện..., trung bình mỗi ngày có khoảng 300-500 lượt truy cập.

Đặc biệt, anh còn cùng cộng sự xây dựng được phần mềm quản lý sức khỏe của nhân dân địa phương với mã số riêng, người dân có thể xem các thông tin liên quan đến bệnh tật của mình, nhóm máu, tiền sử bệnh của gia đình, từng điều trị những bệnh gì, ở đâu... một cách đầy đủ và chi tiết, giống như hồ sơ bệnh án điện tử hiện nay.

Không chỉ là những tấm gương được tôn vinh trong các cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng”, mà từng ngày, từng giờ đội ngũ các y, bác sĩ, thầy thuốc vẫn đang chạy đua với thời gian, giành lại sự sống, sức khoẻ cho người bệnh, lặng lẽ tỏa sáng. Sự cống hiến thầm lặng đó một lần nữa góp phần khẳng định phẩm chất cao đẹp của ngành Y như tình thương, sự hy sinh, lòng vị tha, tinh thần nhân ái vẫn, đang và sẽ tiếp tục đồng hành trong ý thức và việc làm hàng ngày của mỗi thầy thuốc…

Bác sĩ Hồ Văn Hoài nhận danh hiệu Thầy thuốc ưu tú.
Trao giải cho tác giả và nhân vật đạt giải Đặc biệt Cuộc thi viết Sự hy sinh thầm lặng lần thứ V.

Nhân lên những tấm gương điển hình

Tiếp nối thành công của 5 cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” tổ chức trong hơn 10 năm qua, Báo Sức khoẻ & Đời sống, Bộ Y tế đã phát động Cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ VI với sự đồng hành của Hệ thống tiêm chủng VNVC. Cuộc thi viết lần thứ VI có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tôn vinh các y bác sĩ, nhân viên y tế với những nỗ lực cống hiến vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn dân. Cuộc thi cũng là sự động viên hết sức ý nghĩa đối với các y bác sĩ, dược sĩ, lương y, cán bộ dân số, chuyên gia y tế trong nhiều lĩnh vực, chuyên ngành, chuyên khoa, các thầy thuốc dân y và thầy thuốc phục vụ trong lực lượng vũ trang.

Phát biểu tại Lễ phát động, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ VI, nhà báo Nguyễn Đức Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam xúc động bày tỏ, đội ngũ nhân viên y tế, bác sĩ với đặc thù công việc đặc biệt, luôn phải nỗ lực thầm lặng cống hiến và hy sinh, đóng góp tâm lực, trí lực, không ngừng chiến đấu để chiến thắng bệnh tật, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Những cống hiến, đóng góp của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế được Đảng, Nhà nước ghi nhận, được xã hội tin tưởng, ủng hộ và tôn vinh.

Với sự chung tay của nhiều cơ quan báo chí, những tấm gương cao đẹp, bình dị, những hy sinh lặng thầm, những đóng góp cao cả của người thầy thuốc khắp mọi miền Tổ quốc sẽ được thể hiện ngời sáng lấp lánh qua các tác phẩm tham dự Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ VI. Đặc biệt, những câu chuyện về “Sự hy sinh thầm lặng” sẽ không chỉ mang ý nghĩa động viên, ghi nhận mà còn góp phần nhân lên nhiều hơn nữa các tấm gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực y tế.

“Mục đích của các tác giả tham dự cuộc thi sẽ không chỉ là để giành giải, mà còn thể hiện tình cảm xã hội, trách nhiệm của mỗi nhà báo góp phần truyền thông cho nhiệm vụ, sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe toàn dân của ngành Y tế, nhằm lan tỏa và nhân lên thật nhiều những điều tốt đẹp trong xã hội, khỏa lấp, che mờ những thông tin tiêu cực, những điều còn chưa đẹp” – lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh.

Tham dự và phát biểu tại lễ phát động, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng tin tưởng và khẳng định, cuộc thi viết lần thứ VI chắc chắn sẽ đạt được kết quả cao. Với những kết quả đã đạt được trong 5 kỳ phát động, cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ VI sẽ có những cảm xúc mạnh mẽ hơn được tích tụ sau hơn 3 năm đương đầu với dịch bệnh COVID-19. Sau hơn 3 năm tập trung cho công tác phòng, chống dịch bệnh, cùng với các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đã có rất nhiều tấm gương tiêu biểu, những điển hình, nếu được các nhà văn, nhà báo viết lên thành những tác phẩm chia sẻ cho xã hội thì cảm xúc sẽ vô cùng sâu sắc. Đặc biệt, sau những khó khăn, vất vả của ngành Y tế, đây sẽ là những lời động viên ý nghĩa nhất, giúp ngành Y tế có một sinh lực, nguồn cảm hứng, động lực trong quá trình hoạt động, sau một thời gian dài chống chọi với dịch bệnh.

“Qua cuộc thi này, các cán bộ, nhân viên y tế sẽ được khắc hoạ một cách chân thực nhất, giàu cảm xúc nhất, không chỉ qua các nhân vật điển hình người tốt, việc tốt trong cộng đồng xã hội và đây cũng là động lực cho ngành Y tế tiếp tục cống hiến trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, qua đó động viên về chính sách, tháo gỡ các vướng mắc cho ngành Y tế trong quá trình triển khai hoạt động nghiệp vụ của mình với mục đích cao cả nhất là xây dựng hệ thống y tế phát triển bền vững, có đội ngũ y, bác sĩ đáp ứng yêu cầu, cả về y đức, chuyên môn nghiệp vụ, thái độ phục vụ” – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan

Đoan Trang - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Khai mạc Hội thi truyền thống vật dân tộc thời Mạc năm 2023

Sáng 2/2, Hội thi truyền thống vật dân tộc thời Mạc lần thứ 2 năm 2023 chính thức được khai mạc. Đây là Hội thi do Ban Quản lý Di tích Từ đường họ Mạc Cổ Trai xã Ngũ Đoan (huyện Kiến Thuỵ) phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng tổ chức.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/ky-niem-68-nam-ngay-thay-thuoc-viet-nam-toa-ngat-nhung-chien-cong-d190625.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com