Xem nhiều

Mỹ phẩm “cao cấp” sản xuất tại... cửa hàng quần áo?

13/11/2018 08:56

Kinhte&Xahoi Thị trường mỹ phẩm vài năm gần đây rơi vào cảnh “vàng thau lẫn lộn”, chỉ trong thời gian ngắn đã có hàng trăm công ty ra đời, cùng hàng loạt sản phẩm được gọi là hàng cao cấp, tác dụng thần kỳ và tuyệt đối an toàn. Thế nhưng sự thật về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của một số loại mỹ phẩm có thể khiến người tiêu dùng giật mình.

Đi tìm nhà sản xuất, khách hàng thành trò cười

Gần đây trên thị trường xuất hiện sản phẩm “sữa tắm truyền trắng Q-lady Extra White Shower”, được cho là do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ phẩm Q-lady (Công ty Q-lady) sản xuất.

Thông tin từ website nhà sản xuất, đây là “dòng sữa tắm trắng da thiên nhiên cao cấp”, “dòng sữa tắm trắng tuyệt đỉnh”, mang đến “những trải nghiệm và cảm xúc thật tuyệt vời”, “an toàn cho mọi loại da, mẹ bầu và mẹ bỉm sữa đều an tâm sử dụng được”.

Địa chỉ số 44 đường Trần Phú, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk được cho là nhà máy của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ phẩm Q-lady...

Nhà máy công ty được cho là đặt tại địa chỉ số 44 đường Trần Phú, phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Vừa qua, một số đối tác khách hàng đã tìm đến để xem dây chuyền sản xuất và công nghệ hiện đại như một số thông tin, hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội.

Tuy nhiên tại địa chỉ nói trên không hề có nhà máy hay trụ sở Công ty Q-lady, thay vào đó là một cửa hàng bán quần áo. Xung quanh địa chỉ trên cũng hoàn toàn không có nhà xưởng hay showroom của đơn vị này.

...thực tế địa chỉ này là một cửa hàng bán quần áo.

“Cất công đi quãng đường dài, tôi đến nơi hỏi thì người dân cho biết làm gì có nhà máy hay công ty Q-lady nào ở đây mà tìm, mới biết mình đã bị lừa”, chị L., một khách hàng bức xúc.

Một điều khiến chị L. cũng như nhiều người tiêu dùng hoang mang, Công ty Q-lady “nổ” tung trời và các sản phẩm của công ty đã nhan nhản trên thị trường, tuy nhiên đến nay họ vẫn không biết các sản phẩm này từ đâu ra.

Bi hài hơn, dù gian dối với khách hàng và bị nghi ngờ hoạt động chui, bán hàng giả, hàng kém chất lượng thì Công ty Q-lady lại đăng tải thông tin hướng dẫn người tiêu dùng cách nhận biết hàng thật, hàng giả, đồng thời lên án hiện tượng hàng giả.

“Thời gian tới Công ty Q-lady sẽ cho sản xuất tem chống hàng giả, và phía công ty cũng sẽ làm việc với bên tổng cục chống hàng giả thuộc bộ công an điều tra và bắt các cơ sở sản xuất sữa tắm Qlady giả”, doanh nghiệp này tuyên bố.

Rủi ro đổ lên đầu người tiêu dùng

Chị Nguyễn Thị T., người từng lầm tưởng về sản phẩm sữa tắm Q-lady Extra White Shower cho biết, vì tin vào lời quảng cáo “có cánh” về sản phẩm này nên chị đã mua về sử dụng.

Tuy nhiên, chị không hề hay biết về thành phần hợp chất của sản phẩm này bởi bao bì ghi những hóa chất hoàn toàn bằng tiếng Anh và cũng không ghi cụ thể hàm lượng các chất trong sản phẩm.

Dù sản phẩm ghi rõ dùng được cho cả phụ nữ mang thai nhưng chị T. sau một lần sử dụng thì bị ngứa, rát và da nổi mẩn đỏ. Lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, chị T. phải ngưng dùng, chấp nhận mất tiền.

Lượng lớn mỹ phẩm Q-lady tuồn ra thị trường không rõ nguồn gốc.

 

Tìm hiểu sơ qua về sản phẩm này, chúng tôi nhận thấy có nhiều điều mập mờ. Như trên Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có số tiếp nhận 003133/18/CBMP-HCM ngày 29/6/2018 do Sở Y tế TP HCM cấp cho doanh nghiệp, tên nhãn hàng và tên sản phẩm lần lượt là “Q-LADY” và “SỮA TẮM DƯỠNG DA”. Tuy nhiên, nhãn sản phẩm trên bao bì thương phẩm, bao bì trực tiếp và thông tin và doanh nghiệp quảng bá thì lại ghi là “sữa tắm truyền trắng Q-lady Extra White Shower”, hay “Q-lady Shower Whitening Extra White”.

Như vậy, nội dung trên nhãn mỹ phẩm hoàn toàn khác với nội dung trong phiếu công bố sản phẩm. Ngoài ra, tên sản phẩm và các nội dung trên bao bì trực tiếp của sản phẩm ghi hoàn toàn bằng tiếng Anh dễ khiến người tiêu dùng lầm tưởng về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

Với nhiều vấn đề đã nêu, sản phẩm mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, điều gì đảm bảo loại mỹ phẩm không biết từ đâu mà có này sẽ đạt chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Điều đáng nói, hiện nay có rất nhiều công ty mỹ phẩm hoạt động với tình trạng tương tự. Đó là sản phẩm ghi nhãn bằng tiếng nước ngoài, quảng cáo rầm rộ trên website và mạng xã hội, bày bán công khai từ thành thị đến các chợ ở nông thôn, tuy nhiên không hề có nguồn gốc xuất xứ.

Không ít trường hợp cơ quan chức năng phát hiện mỹ phẩm giả, kém chất lượng được sản xuất theo cách thức sang chiết thủ công lén lút, thậm chí có trường hợp việc đóng chai diễn ra trong nhà vệ sinh. Giám đốc doanh nghiệp nhiều khi chỉ thuộc thế hệ 9x, mới vài năm trước còn là cử nhân thất nghiệp, không hề có bằng cấp chuyên môn trong lĩnh vực này.

Về tình trạng hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ, ông Trần Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) từng cho biết, mỹ phẩm là mặt hàng dễ làm giả nhất. Bởi nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng tăng, người tiêu dùng có xu hướng thích mỹ phẩm ngoại, nên nhiều cơ sở trong nước đã sản xuất hàng giả rồi bán chui tại các điểm mua sắm, trà trộn với hàng thật.

Bất cập trong kiểm soát mỹ phẩm hiện nay là cá nhân tự công bố chất lượng rồi sản xuất sản phẩm, cơ quan quản lý chỉ hậu kiểm về thành phần, chất lượng của sản phẩm. Nhiều cá nhân, tổ chức làm ăn gian dối đã công bố thành phần sản phẩm một đằng nhưng rồi sản xuất một nẻo.

Hàng loạt quy định về sản xuất kinh doanh mỹ phẩm

Nghị định 93/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định, doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Để có giấy phép này, doanh nghiệp phải đủ điều kiện về nhân sự: người phụ trách sản xuất phải có kiến thức chuyên môn về một trong các ngành hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan.

Phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất như địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị, kho bảo quản nguyên vật liệu, thành phẩm. Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng một số yêu cầu, có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm…

Mỹ phẩm trước khi lưu thông phải được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Việc ghi nhãn mác mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế. Theo đó, bắt buộc ghi trên nhãn tên sản phẩm, thành phần công thức, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, số lô sản xuất; ngày sản xuất hoặc hạn dùng… 

 

Theo Phapluatplus


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vũ khí bí mật của thầy Park là gì?

Bằng vào tài năng đang sở hữu, những Quang Hải hay Công Phượng... đang là thứ vũ khí sát thương cao ở tuyển Việt Nam. Nhưng để chiến thắng ở AFF Cup 2018, HLV Park Hang Seo vẫn còn "độc chiêu" khiến các đối thủ phải bất ngờ...

Văn Quyết đeo băng đội trưởng đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2018

Sau cuộc bỏ phiếu trước ngày lên đường sang Lào, tiền đạo Văn Quyết đã được các thành viên đội tuyển Việt Nam tín nhiệm, bầu làm đội trưởng trong chiến dịch AFF Cup 2018. Hai đội phó của đội tuyển Việt Nam là Lương Xuân Trường và Quế Ngọc Hải.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com