Xem nhiều

Phản biện xã hội đối với dự thảo Chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030

14/06/2022 19:40

Kinhte&Xahoi Sáng 14/6, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP đã tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030. Đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; đồng chí Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch HĐND TP; đồng chí Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP dự hội nghị.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội QHPT-ĐT Việt Nam cho rằng cần nêu cụ thể về dự báo dân số, nhà ở với định lượng cứng: Năm 2025 là 9,1 triệu và năm 2030 là 9,8 triệu. Từ đó, căn cứ định hướng sàn nhà ở bình quân để tính nhu cầu tổng thể phát triển nhà ở TP bởi số lượng dân, phân bố dân số, tỷ lệ đô thị hóa, mô hình đô thị tác động đến tính toán nhu cầu nhà ở và phân bố chỉ tiêu cho từng loại nhà ở.
 
Đồng chí cũng đề nghị cần phân tích khoa học hơn để định hướng cụ thể cho từng loại hình nhà ở và xem xét chính sách đặc thù là nhà ở cho cán bộ, viên chức của cả Trung ương và TP, nhà ở cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang trong chương trình phát triển nhà ở, đây cũng là kinh nghiệm từ nước ngoài khi thực hiện mô hình chùm đô thị.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm phát biểu tại hội nghị

Về giải pháp phát triển các loại hình nhà ở, theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cần bổ sung chính sách nhà ở với người có công và hộ thu nhập thấp. Đồng thời, xác định mục tiêu xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng để tránh hiện tượng không thu hút người ở, chuyển nhượng tùy tiện và phải điều chỉnh như thực tế diễn ra vừa qua. Về nhà ở tái định cư, cần bổ sung cơ chế tạo thuận lợi và thu nhập cho đối tượng giãn dân trong nội đô lịch sử, đang là điểm nghẽn trong quản lý dân cư. Về nhà ở của các hộ gia đình và cá nhân, cần bổ sung thêm giải pháp tạo cơ chế chính sách để bảo tồn, phát huy giá trị nhà ở có giá trị di dân trong khu vực đô thị.

TS Lê Văn Hoạt đóng góp ý kiến tại hội nghị

Theo TS Lê Văn Hoạt, Phó Chủ nhiệm HĐTV về Dân chủ-Pháp luật, Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội cho biết, đây là công việc có nội dung rộng, rất phức tạp, yêu cầu có tư duy tổng hợp tốt và có sức khái quát với tầm nhìn dài hạn, trong đó, chúng ta chưa hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội là một trở ngại không nhỏ. Do đó, việc các cơ quan thành phố xây dựng được bản dự thảo Chương trình phát triển nhà ở Thủ đô giai đoạn 2021-2030 là một cố gắng lớn. 
 
Ngoài ra, việc đánh giá thực trạng phát triển và quản lý nhà ở trên địa bàn thành phố là nội dung quan trọng, cần bổ sung, hoàn chỉnh thêm để đưa vào nội dung Chương trình phát triển nhà ở. Trong đó cần chỉ rõ thực trạng và cơ cấu, chất lượng của nhà ở trên địa bàn thành phố; chỉ rõ những thành tựu và các mặt hạn chế trong đầu tư xây dựng và trong quản lý nhà ở. “Hiện nay, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 trong khi chưa kịp xây dựng chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2030. Do vậy, sẽ tốt hơn nếu Chương trình phát triển  nhà ở giai đoạn 2021- 2030 đề xuất tiến độ thực hiện theo giai đoạn 2021 - 2025 và 2025 - 2030. Cũng trên cơ sở đó, UBND TP nên rà soát lại và điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 trước khi ban hành”, ông Lê Văn Hoạt chia sẻ.

PGS.TS. Bùi Thị An phát biểu tại hội nghị

Đóng góp tại hội nghị, PGS.TS. Bùi Thị An, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế cho rằng, về đối tượng cho thuê cần xem xét đến các đối tượng là lao động tự do, vãng lai từ các tỉnh về Hà Nội kiếm sống. Bên cạnh đó, về nhà ở xã hội, đề nghị nâng mức nhà cho thuê từ 5-10% của 1.250.000m2 sàn vì nhu cầu thuê vẫn nhiều. Ngoài ra, trong Dự thảo đã nêu được 2 giải pháp chính về cơ chế và chính sách cũng như vốn, nhưng phải tính đến nhiều giải pháp dự phòng thì mới không bị ách tắc khi đi vào thực hiện.

 

Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn phát biểu tiếp thu các ý kiến

Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cảm ơn và tiếp thu toàn bộ các ý kiến đóng góp xác đáng, toàn diện của các đại biểu. Trao đổi, làm rõ thêm một số ý kiến của các đại biểu tại hội nghị, đồng chí cho biết, UBND TP sẽ hoàn chỉnh các nội dung và hoàn thiện Dự thảo Chương trình.
 
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương cảm ơn 10 ý kiến đóng góp tại hội nghị. Theo đồng chí, nếu Chương trình đi vào cuộc sống sẽ tạo được sự đồng thuận, dư luận đón nhận. Đề nghị Sở Xây dựng, các cơ quan chuyên môn làm rõ, bổ sung các thông tin cần thiết trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết về điều tra xã hội học, rà soát tính toán các nhóm số liệu cụ thể như đối tượng thụ hưởng, đối tượng chính sách xã hội, người già, người có công, người khuyết tật để đề xuất phân khúc nhà ở cho các đối tượng hợp lý. Bên cạnh đó, cần cập nhật nội dụng cụ thể các kế hoạch, đề án đã ban hành trong lĩnh vực này.
 
Về những kiến nghị, đề xuất, đồng chí cho rằng phải tuân thủ Luật Thủ đô, Quy hoạch Dân số, Quy hoạch đất đai và những vấn đề liên quan đến quản lý kiến trúc đô thị để tạo quy chuẩn về không gian môi trường, điều kiện sống, hạ tầng kỹ thuật và điểm nhấn đô thị…mục tiêu phải góp phần bình ổn thị trường bất động sản, người dân phải có điều kiện sống trong môi trường khá hơn và mục tiêu phải rõ ràng. Mỗi sở, ngành cần có đề án mang tính then chốt để thực hiện Chương trình nhà ở.

 Theo dự thảo Chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, Thành phố đặt mục tiêu: 

Đến năm 2025: Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn TP phấn đấu đạt 29,5m2/người, trong đó, khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người.

Về nhà ở xã hội: Phát triển mới khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở; Chuẩn bị đầu tư xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung; Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê, mua phải đạt tối thiểu 5% diện tích nhà ở xã hội tại dự án…

Về nhà ở thương mại: Phát triển mới khoảng 19,69 triệu m2 sàn nhà ở. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ 14 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ và ưu tiên cải tạo, xây dựng lại 6 khu có nhà nguy hiểm cấp D.

Về chất lượng nhà ở: Cơ bản hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn TP đạt 90%, trong đó, khu vực đô thị đạt 95%, khu vực nông thôn đạt 85%.

Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị hình thành mới có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên phải được quy hoạch xây dựng theo xu hướng nhà ở xanh, thông minh, ứng dụng công nghệ số.

Đến năm 2030: Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn TP đạt 32m2 sàn/người, trong đó, khu vực đô thị đạt 33m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người.

Về chất lượng nhà ở: Hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ tại khu vực đô thị, trong đó, tập trung xóa bỏ nhà tạm, nhà đơn sơ tại khu nhà “ổ chuột” trong nội đô dọc theo các sông, kênh trên địa bàn TP; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố khu vực nội đô thị đạt 95%, khu vực nông thôn đạt 85%.

Cơ bản đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Phấn đấu 100% các KCN, KCX của TP đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 5% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.

Đa dạng hóa loại hình sản phẩm nhà ở thương mại để bán, cho thuê, cho thuê mua, theo đó tối thiểu đạt tỷ lệ % đối với từng loại hình trên tổng diện tích sàn nhà ở chung cư tại dự án: 5% nhà ở cho thuê, 10% nhà ở cho thuê mua. Tăng tỷ trọng nhà ở có diện tích trung bình và giá cả hợp lý phù hợp với khả năng chi trả của đa số người dân.

Ưu tiên phát triển nhà ở theo dự án tại khu vực ngoại thành, đẩy mạnh phát triển các khu đô thị vệ tinh của TP và dọc hai bên các đường giao thông hướng tâm vào trung tâm TP. Phấn đấu 100% dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu đô thị hình thành mới có quy mô sử dụng đất từ 10ha trở lên phải được quy hoạch xây dựng theo xu hướng nhà ở xanh, thông minh, ứng dụng công nghệ số.

Vương Vân - HNP

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

U23 Việt Nam - U23 Saudi Arabia: Viết tiếp giấc mơ đẹp

HLV Gong Oh-kyun đã đưa U23 Việt Nam vào tứ kết U23 châu Á ngay trong lần đầu tiên tham dự giải đấu lớn. Với sự tự tin, U23 Việt Nam có thể viết tiếp giấc mơ như chiến tích lịch sử ở VCK U23 châu Á năm 2018.

link bài gốc https://hanoi.gov.vn/tintuc_sukien/-/hn/ZVOm7e3VDMRM/3/2852570/phan-bien-xa-hoi-oi-voi-du-thao-chuong-trinh-phat-trien-nha-o-thanh-pho-ha-noi-giai-oan-2021-2030.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com