Xem nhiều

Phụ huynh tiểu học lưỡng lự khi cho con đi học trực tiếp

17/02/2022 10:47

Kinhte&Xahoi Quyết định cho cho học sinh cấp tiểu học và lớp 6 của 12 quận đi học trở lại từ ngày 21/2 của UBND thành phố Hà Nội đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau của phụ huynh. Có cha mẹ lo ngại khi thấy số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội tăng cao nhưng cũng có người lại cho rằng, đã đến lúc phải thích ứng với trạng thái bình thường mới trong phòng, chống dịch.

Dè dặt vì dịch tăng cao

 Chị Nguyễn Thị Cúc, ở quận Cầu Giấy có con đang học lớp 1 thừa nhận, học trực tiếp bao giờ cũng tốt hơn học trực tuyến, nhất là đối với học sinh tiểu học cần phát triển toàn diện, tránh xa các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, cho con đến trường trong thời điểm này rất đáng lo ngại.

“Tôi thấy lo lắng vì hiện nay nhiều ca F0 trong khi con chưa được tiêm bảo vệ. Dù trẻ nhỏ được nhận định sức đề kháng tốt, không có biểu hiện mấy và nhanh chóng khỏi nhưng vẫn có xác suất rủi ro.

Bên cạnh đó, ở cấp tiểu học, tuy đã có ý thức nhưng vấn đề 5K trẻ thực hiện vẫn có lúc không đảm bảo. Trong lớp đông, ngồi gần, sinh hoạt cùng nhau sẽ rất khó tránh, nguy cơ lây nhiễm nếu có bạn trong lớp bị F0. Ngoài ra, nếu trẻ đi học nửa buổi, nửa buổi về thì cũng gây áp lực cho phụ huynh trong việc đưa đón”, chị Cúc bày tỏ.

Có phụ huynh lo ngại cho con trở lại trường vì số ca F0 tại Hà Nội đang tăng

Chị Trần Ánh Tuyết ở quận Thanh Xuân cho biết, chị mong chờ ngày con gái học lớp 4 được đến trường để gặp cô, gặp bạn, được giao lưu và tham gia các hoạt động phát triển toàn diện. Tuy nhiên, trước thực tế số giáo viên và học sinh là F0 đang xuất hiện ngày càng nhiều trong các trường THPT, THCS thì chị Tuyết lại nghĩ, cho học sinh tiểu học đi học vào thời điểm này là khá nguy hiểm.

“Hiện nay nguy cơ lây nhiễm quá cao, con lớn nhà tôi đang học lớp 9 vừa đi học đã phải trở lại học trực tuyến do là F1 của một bạn học cùng lớp. Việc chuyển trạng thái học tập liên tục sẽ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân học sinh mà còn khiến gia đình vất vả sắp xếp chạy theo”, chị Tuyết nói.

Cũng có ý kiến cho rằng, trẻ được đi học trực tiếp sẽ rất vui mừng, nếu học vài buổi lại chuyển sang học trực tuyến sẽ khiến tâm lý của trẻ bị hụt hẫng, cha mẹ cũng phải vất vả chạy theo sự thay đổi này.

Thích ứng với tình hình dịch bệnh

Không ít cha mẹ đồng tình với việc cho con trở lại trường

Bên cạnh các ý kiến lo ngại, cũng có một số phụ huynh cho rằng việc cho học sinh từ lớp 1 đến 6 của 12 quận tới trường học là một bước đi cần thiết của thành phố Hà Nội trong tình hình mới. Với sự chỉ đạo sát sao của thành phố và các cơ quan chức năng, cộng với kinh nghiệm phòng, chống dịch của các nhà trường trong hơn 2 năm qua thì các tình huống phát sinh khi học sinh đi học trở lại sẽ được giải quyết nhanh gọn.

Chị Nguyễn Hương Giang ở quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Gia đình tôi ủng hộ quyết định của UBND thành phố Hà Nội và sẽ chuẩn bị thật tốt để con gái đang học lớp 3 đến trường vào ngày 21/2 tới. Đã đến lúc phải thích ứng với trạng thái bình thường mới trong dịch bệnh”.

Anh Bùi Quang Trung ở quận Long Biên cho rằng: “Thực tế thời gian qua, nhiều trẻ nhỏ trong họ hàng hay con cái của bạn bè tôi đã bị dương tính với COVID-19, tuy nhiên nếu không có bệnh nền thì các triệu chứng rất nhẹ hoặc gần như không có.

Hơn nữa, hiện nay, gần như toàn bộ hoạt động dịch vụ trong xã hội đã trở lại bình thường, người lớn trong nhà đi lại khắp nơi, tiếp xúc với nhiều người ở chỗ đông người. Do đó, đôi khi nguồn lây lại từ chính người thân của học sinh.

Để ngăn ngừa nguy cơ lây lan mạnh, rất cần sự phối hợp của gia đình và nhà trường từ việc rèn ý thức cho học sinh, chuẩn bị đồ dùng cho con, thậm chí là cả tinh thần cho phụ huynh và học sinh nếu không may bị lây nhiễm”.

Không ít cha mẹ đồng tình với việc cho con trở lại trường

Theo đề xuất của Sở GD&ĐT Hà Nội được UBND thành phố thống nhất thông qua, từ ngày 21/2, học sinh các khối lớp 1 - 6 thuộc 12 quận sẽ trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.

Việc dạy học trực tiếp chỉ được tổ chức ở các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, 2; Các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 3, 4 tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến. Học sinh cư trú tại địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 3, 4 không đến trường học mà ở nhà học trực tuyến, nhà trường có trách nhiệm phân công giáo viên dạy học cho các em.

Giáo viên chưa tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19 theo quy định của ngành Y tế chỉ dạy học trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp Các trường không tổ chức bán trú, căng tin ăn uống trong trường, học sinh tự mang theo nước uống cá nhân; Chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày.

 Đình Trung - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội xây dựng ba phương án tổ chức Lễ khai mạc, bế mạc SEA Games 31

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 41/KH-UBND về tổ chức Lễ khai mạc, bế mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) tại Hà Nội. Theo đó, Lễ khai mạc SEA Games 31 dự kiến diễn ra vào 20h00 ngày 12-5, tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) và Lễ bế mạc diễn ra vào 20h00 ngày 23-5 tại Cung Điền kinh (Hà Nội).

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/phu-huynh-tieu-hoc-luong-lu-khi-cho-con-di-hoc-truc-tiep-189970.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com