Xem nhiều

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Phải lấy học sinh làm trung tâm, chú trọng phát triển nhân cách, đạo đức, tính sáng tạo

14/11/2021 14:38

Kinhte&Xahoi Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, ngành Giáo dục phải lấy học sinh làm trung tâm, chú trọng phát triển nhân cách, đạo đức, tính sáng tạo của học sinh; Phải lấy nhà trường làm nền tảng, lấy thầy cô giáo làm động lực để thành công; Cần phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các thầy cô giáo tiêu biểu đại diện cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trên cả nước (Ảnh VGP/Nhật Bắc)

Dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục

 Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra sáng nay (14/11) tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên khắp mọi miền đất nước.

“Thay mặt lãnh đạo Đảng Nhà nước và với tình cảm cá nhân của một người đã từng là phụ huynh học sinh, từng là một người học trò và từng là người giảng dạy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới các thế hệ thầy cô giáo trên cả nước”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng khẳng định, trong suốt những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Các chính sách tập trung đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó chú trọng quan tâm chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo, nhất là các thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, ngành Giáo dục đào tạo đã đóng góp to lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ, giúp phát triển con người, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực đóng góp chung vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam ngày càng đạt nhiều kết quả tích cực, khẳng định vị thế quan trọng dẫu rằng phía trước còn rất nhiều việc phải làm, phải đổi mới…

Gần 2 năm qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Giáo dục và đào tạo là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch này, nhưng đây cũng là cú hích để chúng ta thay đổi tư duy quản lý, phát huy sự sáng tạo trong mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và toàn ngành Giáo dục, nâng cao khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới và là cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới trong giáo dục.

Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ luôn trăn trở về những tác động tiêu cực của dịch bệnh đến người dân, đến xã hội, trong đó có ngành Giáo dục để chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ. Hàng triệu thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên mầm non và ngoài công lập bị ảnh hưởng thu nhập, đời sống khó khăn do dịch bệnh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi gặp mặt

Không thể để học sinh học trực tuyến quá lâu

 Thủ tướng nói. “Khi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi cũng đã chỉ đạo phải phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan giải quyết từng bước những khó khăn, bất cập của ngành Giáo dục”.

Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ đối với giáo viên, nhất là giáo viên mầm non ngoài công lập, giáo viên vùng sâu vùng xa biên giới hải đảo, cải thiện cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới sách giáo khoa đảm bảo khoa học hiệu quả, và phù hợp, đổi mới thi cử hiệu quả, có chính sách thu hút nhân tài tăng cường dạy kỹ năng sống, chú trọng nâng cao hiệu quả chất lượng các môn học lịch sử ngoại ngữ tin học...

Tất cả những điều đó để đạt được mục tiêu cuối cùng là phát triển con người, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước, cho sự nghiệp trồng người, phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có cơ chế ưu tiên cao nhất để có những thầy cô giáo là những sinh viên ưu tú nhất phục vụ sự nghiệp trồng người.

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện quyết liệt các giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Phương châm là: “Lấy học sinh làm trung tâm”, chú trọng phát triển nhân cách đạo đức, tính sáng tạo của học sinh. Muốn vậy, chúng ta cần tiếp tục lấy “nhà trường làm nền tảng”, “lấy thầy cô giáo làm động lực” để thực hiện thành công phương châm "lấy học sinh làm trung tâm”. Trong quá trình đó, yêu cầu là phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại chương trình

Nhân dịp này, Thủ tướng nhấn mạnh một số vấn đề Chính phủ cần giải quyết sớm để tạo điều kiện cho ngành Giáo dục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Thứ nhất, về vấn đề học trực tuyến. Chính phủ nhất quán quan điểm không thể để các cháu học trực tuyến quá lâu; Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế phối hợp với các địa phương có phương án, giải pháp khắc phục việc này theo lộ trình từng bước thận trọng, chắc chắn nhưng phải phải hết sức khẩn trương, đảm bảo an toàn chống dịch. Nghiên cứu thí điểm kết hợp học trực tiếp với học trực tuyến căn cứ vào tình hình dịch bệnh từng khu vực và mức độ bao phủ vắc xin. Ví dụ, chúng ta tổ chức cho các cháu đã được tiêm đầu cấp, cuối cấp, sinh viên học trực tiếp hoặc kết hợp học trực tiếp với trực tuyến, trước hết thí điểm ở những nơi an toàn, sau đó mở rộng dần

Thứ hai, đối với giáo viên. Chính phủ tiếp tục yêu cầu các bộ, ngành liên quan rà soát chính sách hỗ trợ, nhất là giáo viên mầm non và ngoài công lập. Trên thực tế, các chính sách hỗ trợ đã được thực hiện nhưng chúng ta cần rà soát lại, đề xuất các phương án phù hợp và giải quyết các vấn đề phát sinh. Trong đó, một vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm hơn nữa là tôn vinh với các thầy cô giáo bằng nhiều hình thức sâu sắc, rộng rãi hơn để toàn xã hội nhận thức hơn nữa vai trò, vị trí của ngành Giáo dục và người giáo viên Nhân dân. Rà soát đội ngũ giáo viên theo tinh thần ở đâu có học sinh thì ở đó có giáo viên nhưng phải bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả theo Nghị quyết của Trung ương.

Thứ ba, đối với các học sinh. Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ ngành, địa phương liên quan quan tâm hơn nữa đến các cháu. Thực tế, nhiều nơi đã thực hiện giảm học phí nhưng vấn có một số nơi chưa làm. Về việc này, Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục rà soát lại, phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương hỗ trợ các cháu và gia đình, nhất là ở những tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề do dịch.

“Mục tiêu của chúng ta là không để cháu nào phải bỏ học do đại dịch, do hoàn cảnh, không để ai bị bỏ lại phía sau trong thực hiện quyền được học tập”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ tư, về điều kiện trang thiết bị cho dạy học trực tuyến. Với tình hình diễn biến dịch hiện nay, chúng ta phải xây dựng nhiều phương án ứng phó với dịch bệnh trong việc dạy và học. Để thuận lợi cho học sinh học trực tuyến, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa... Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan tiếp tục nâng cấp hạ tầng viễn thông và hỗ trợ sóng miễn phí, trang thiết bị học cho các cháu; Triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” hiệu quả hơn để học sinh không thể vì thiếu điều kiện mà không được học trực tuyến. Đây cũng là điều được nhiều đại biểu Quốc hội trăn trở trong kỳ họp vừa qua.

Nhân dịp 20/11, một lần nữa, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ và nhân danh cá nhân, Thủ tướng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên khắp mọi miền đất nước; Các giáo viên là người nước ngoài tham gia giảng dạy tại Việt Nam. “Chúc các thầy cô giáo sức khỏe, thành công để thực hiện lời dạy của Bác Hồ: Vì lợi ích 10 năm trồng cây - Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Lam Dương - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thông điệp tích cực về “thích ứng an toàn, linh hoạt” từ SVĐ Mỹ Đình

Lần đầu tiên sau 2 năm, sân Mỹ Đình mới được sống trong bầu không khí sôi động của bóng đá khi đón khán giả trở lại trong trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Nhật Bản ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực Châu Á. Sự góp mặt của những khán giả với bầu không khí cuồng nhiệt trên khán đài sân Mỹ Đình đã mang đến thông điệp tích cực về “thích ứng an toàn, linh hoạt”.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/phai-lay-hoc-sinh-lam-trung-tam-chu-trong-phat-trien-nhan-cach-dao-duc-tinh-sang-tao-182949.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com