Xem nhiều

Ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

25/05/2023 10:16

Kinhte&Xahoi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCHPCTT về ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023 - 2024.

Ảnh minh họa. (Ảnh: kinhtemoitruong.vn)

Mục đích của Kế hoạch nhằm theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là các thiên tai: nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo sản xuất, phòng, chống nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình tổ chức theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nguồn nước trên các lưu vực sông, đặc biệt là nguồn nước trên các sông xuyên biên giới; nhu cầu sử dụng nước đối với sản xuất điện, sản xuất nông nghiệp vàcác ngành nghề khác.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa, các biện pháp duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, hạ lưu các hồ chứa, đập dâng.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đầy đủ về hiện tượng El Ninovà tình trạng thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn và những thiên tai cực đoan khác để cộng đồng dân cư để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống.

Để triển khai Kế hoạch hiệu quả, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị.

Theo đó, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, tổng hợp diễn biến của thiên tai và công tác phòng, chống thiên tai; báo cáo Lãnh đạo Bộ chỉ đạo xử lý kịp thời; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ: Cục Quản lý tài nguyên nước, Cục Viễn thám quốc gia, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Tài nguyên nước, Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện tăng cường giám sát hiện trạng nguồn nước trên các lưu vực sông, đặc biệt là các các lưu vực sông xuyên biên giới, các nguồn nước liên tỉnh.

Tổng cục Khí tượng Thủy văn chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị truyền thông thuộc Bộ tổ chức tuyên truyền, cung cấp đầy đủ thông tin về hiện tượng El Nino, tình trạng thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm cho các cơ quan thông tấn, báo chí; đề xuất tổ chức các cuộc họp thảo luận nhận định nguy cơ, tác động của nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm khác.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCHPCTT về ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023 - 2024. (Ảnh chụp màn hình)

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia và các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực: Theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là các thiên tai.

Cục Quản lý tài nguyên nước, chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát kế hoạch khai thác sử dụng nước trên các lưu vực sông; giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phối hợp chia sẻ, cung cấp thông tin số liệu về vận hành hồ chứa; giám sát việc thực hiện các quy trình vận hành liên hồ chứa đảm bảo mục tiêu cấp nước cho hạ du phòng, chống hạn, xâm nhập mặn. Cục chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và các địa phương thống nhất kế hoạch vận hành linh hoạt, điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước trong cả mùa lũ, mùa cạn.

Cục Quản lý tài nguyên nước lập kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước các nguồn nước liên tỉnh có nguy cơ bị thiếu hụt, cạn kiệt, tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phương án phòng, chống cạn kiệt nguồn nước trong các hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Cục Viễn thám Quốc gia, tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ viễn thám quan trắc nguồn nước, giám sát hạn hán, xâm nhập mặn; tác động, ảnh hưởng của El Nino; cung cấp cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám, thông tin quan trắc, giám sát nguồn nước trên các lưu vực sông, đặc biệt là các lưu vực sông xuyên biên giới; dữ liệu độ ẩm đất, nhiệt độ bề mặt đất, hàm lượng hơi nước trong không khí, trạng thái thực vật phục vụ công tác dự báo, cảnh báo nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn (cập nhật 01 tuần/lần); dữ liệu nhiệt độ, độ cao, hàm lượng muối bề mặt biển trên toàn bộ Biển Đông phục vụ nghiên cứu El Nino.

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, cung cấp các kết quả nghiên cứu về hiện tượng El Nino và tình trạng thiếu nước, hạn hán; các thông tin dự báo về lượng mưa, hiện tượng nắng nóng, hạn hán và cảnh báo tác động cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn, cập nhật 01 tháng/lần hoặc khi có yêu cầu.

Viện Khoa học Tài nguyên nước, phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước trong tính toán cân bằng nước, xác định khả năng cung, cầu nước ở từng khu vực và giám sát, đánh giá việc vận hành các hồ chứa lớn cung cấp thông tin cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn; cung cấp các kết quả nghiên cứu liên quan đến dự báo, cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, tăng cường công tác quan trắc, giám sát các nguồn nước dưới đất, cung cấp các thông tin dự báo tài nguyên nước cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn hỗ trợ công tác dự báo, cảnh báo hạn hán, thiếu nước…

Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên nước và các hoạt động sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước vùng thượng nguồn lưu vực sông Mê Công, cung cấp kịp thời các thông tin cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn phục vụ công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn…

Phạm Duy - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thể thao Hà Nội hướng tới đấu trường lớn

Đoàn thể thao Việt Nam vừa thành công rực rỡ với ngôi Nhất toàn đoàn tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 (SEA Games 32) tổ chức ở Campuchia. Đóng góp cho nỗ lực ấy, thể thao Hà Nội đã gặt hái được 30% số Huy chương vàng mà Đoàn thể thao Việt Nam đạt được. Đây chính là động lực để thể thao Hà Nội hướng đến các đấu trường lớn như ASIAD, Olympic.

Thắng dễ U22 Myanmar, U22 Việt Nam giành Huy chương đồng tại SEA Games 32

Chiều 16-5, đội tuyển U22 Việt Nam đã đánh bại Myanmar với tỷ số 3-1, giành Huy chương đồng môn bóng đá nam tại SEA Games 32. Dù không thể vô địch, huấn luyện viên (HLV) Philippe Troussier và các học trò muốn kết thúc SEA Games 32 bằng tấm Huy chương đồng làm vơi bớt sức ép sau trận thua U22 Indonesia ở bán kết.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/ung-pho-voi-nguy-co-nang-nong-han-han-thieu-nuoc-xam-nhap-man-d194036.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com