Xem nhiều

“Việt Nam, nên là bếp ăn của thế giới”?...

29/11/2020 16:16

Kinhte&Xahoi Ngoài danh lam thắng cảnh, Việt Nam còn được du khách nước ngoài đánh giá cao về ẩm thực. Những gian hàng ẩm thực Việt Nam tại các Festival quảng bá văn hóa ẩm thực ở nước ngoài luôn thu hút đông đảo thực khách bản xứ và quốc tế thưởng thức. Ẩm thực Việt Nam liên tục được vinh danh trên bản đồ ẩm thực thế giới, vinh danh trên những giải thưởng du lịch. Rất nhiều du khách quốc tế lặn lội đường xa để tới thưởng thức ẩm thực ở mảnh đất hình chữ S.

Tổng thống Obama thưởng thức bún chả Hà Nội.

Ẩm thực Việt Nam liên tiếp được vinh danh

Ngày 3/11/2020, Tổ chức World Travel Awards  đã công bố kết quả bình chọn Giải thưởng Du lịch thế giới lần thứ 27 (WTA) khu vực châu Á năm 2020 bằng hình thức trực tuyến, trong đó Việt Nam được vinh danh ở 3 hạng mục là Điểm đến Di sản hàng đầu châu Á, Điểm đến Văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á ở 3 hạng mục này. Trước đó, tại lễ trao giải thưởng du lịch khu vực châu Á - châu Đại Dương năm 2019 của Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) vào giữa tháng 10 vừa qua ở Kiên Giang, lần đầu tiên Việt Nam được trao danh hiệu “Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á”. 

Cách đây không lâu, Tờ The Telegraph xếp Hà Nội đứng thứ 2 trong số 18 thành phố có ẩm thực hấp dẫn thế giới. Kênh CNN chuyên mục du lịch cũng đã đánh giá TP. Hồ Chí Minh là “kinh đô ẩm thực Việt Nam”, đồng thời là thành phố trong nhóm 23 thành phố có thức ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới. 

Phở là món ăn nổi tiếng vượt qua biên giới Việt Nam, nó đã lan rộng và nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. Trang CNN bình chọn phở đứng thứ 28/50 món ăn ngon nhất toàn cầu. Thậm chí, Nhật Bản đã lấy ngày 4/4 là “Ngày của Phở” để tôn vinh món ăn độc đáo này.

Năm 2018, CNN đã vinh danh 23 khu ẩm thực đường phố đặc sắc nhất thế giới, trong đó Việt Nam có đại diện là phở, bánh mỳ, cơm sườn, bánh xèo. Năm 2017, New York Times, trang Week giới thiệu top 10 tour du lịch ẩm thực đường phố hấp dẫn trên thế giới cũng có Việt Nam. Năm 2016, bánh xèo của Việt Nam từng lọt top những món ăn được yêu thích tại Đại hội ẩm thực đường phố thế giới. 

Cùng với phở, bún chả cũng được báo chí nước ngoài ca ngợi. Bún chả nằm trong danh sách 10 món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới năm 2014 của trang National Geographic và top 10 món ăn ngon nhất mùa hè do CNN bình chọn. Bún chả có lẽ càng nổi tiếng hơn khi hình ảnh Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thoải mái ăn bún chả ở một quán nổi tiếng tại Thủ đô Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016 được phát triên toàn thế giới.

Ngoài ra, các món khác được tôn vinh trên thế giới. Đó là: bán chưng, chả giò, nem rán, gỏi cuốn, bún bò Huế, bún riêu cua, bún thang, cà phê trứng… Điều làm nên nét khác biệt chính sự cân bằng âm- dương, chua- cay- mặn- ngọt hài hòa, truyền tải trọn vẹn hương vị tự nhiên, cân bằng giá trị dinh dưỡng của ẩm thực Việt Nam so với các nước khác.

 Hấp dẫn phở Việt Nam.

“Việt Nam nên là bếp của thế giới”- câu nói của chuyên gia Marketing nổi tiếng thế giới Phiip Kotler tại buổi hội thảo “Marketing mới cho thời đại mới” ngày 17/8/2007 trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên đã cho thấy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, cần tập trung đầu tư, khai thác, phát triển nhằm quảng bá hình ảnh đất nước nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng.

Các festival quảng bá nghệ thuật ẩm thực 

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh, giải thưởng “Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á” và những giải thưởng khác đã tôn vinh ẩm thực Việt.  Còn theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, ẩm thực là thế mạnh của du lịch Việt Nam, cần được tận dụng tối đa, nhất là khâu quảng bá.

Báo cáo toàn cầu về du lịch ẩm thực cho rằng, có 87% số tổ chức được điều tra xác định du lịch ẩm thực là yếu tố chiến lược đối với điểm đến; 82% cho rằng du lịch ẩm thực là động lực quan trọng cho phát triển du lịch, du lịch ẩm thực là chất xúc tác cho kinh tế địa phương và nhìn chung ẩm thực là nguyên nhân thứ 3 chỉ sau yếu tố văn hoá, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết định đến điểm đến của du khách.

Những người làm du lịch, các nhà tổ chức sự kiện cũng đều coi ẩm thực Việt Nam là cách tiếp cận hiệu quả, như "thỏi nam châm" với khách du lịch. Tổng cục du lịch đã có nhiều chương trình truyên truyền quảng bá về ẩm thực Việt Nam bằng nhiều hình thức, tập trung tại các thị trường trọng điểm như: Nhật, Pháp, Úc, Đông Nam Á, Đài Loan… cũng như các diễn đàn về ẩm thực quốc tế.

Khu vực phố cổ Hà Nội vào mùa cao điểm về khách du lịch quốc tế tại Hà Nội (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau), các hướng dẫn viên luôn bận rộn dẫn khách tham gia các tour thức ăn đường phố. Theo ông Nguyễn Thế Anh, hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội, nhiều khách đến Hà Nội đều bày tỏ mong muốn được thưởng thức các món ăn đường phố tại khu vực phố cổ.

Tìm đến những quán ăn vỉa hè, du khách có thể phát hiện ra những món ăn ngon nhất thế giới. Ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, họ cũng có thể nhìn thấy những hàng quán nhỏ dưới tấm bạt nhỏ trên vỉa hè hay đằng trước những tòa nhà cao tầng luôn chật kín khách. Thưởng thức những món ăn đường phố sẽ khiến bất cứ ai cũng cảm thấy thích thú và là một  trong những trải nghiệm mà ai cũng nên thử khi ghé thăm quốc gia hình chữ S.

Max McFarlin - Blogger du lịch người Mỹ đã thử nhiều món ăn đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có cả món cháo lòng nổi tiếng. Với niềm đam mê lớn dành cho du lịch đặc biệt là ẩm thực đường phố, Max đã thực hiện nhiều chuyến đi với các trải nghiệm văn hóa khác nhau, và đương nhiên không thể thiếu nhiều món ăn tuyệt vời. Với các quốc gia châu Á, chàng blogger điển trai này đã đặt chân tới Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào và cả Việt Nam.

Trong chuyến đi tới "dải đất hình chữ S", Max đã dừng chân ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thưởng thức nhiều món ngon đường phố nổi tiếng, từ chả cá, cơm tấm, bún chả, bánh cuốn, gà chiên nước mắm, bánh mỳ, các món lẩu, cho tới cả cháo lòng. Max đã chọn quán cháo lòng nằm ở quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Đó là quán cháo bình dân nhưng khá nổi tiếng với giới mê ẩm thực.

Thời gian qua, Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội hay Liên hoan ẩm thực quốc tế Hà Nội… đã được tổ chức và là hoạt động thường niên nhằm thu hút du khách, nhất là khách quốc tế. Đặc biệt, tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội, du khách còn được trải nghiệm quy trình chế biến những món ăn ngon, từng làm say đắm nhiều thực khách.

Nghệ thuật nấu ăn và cách ăn uống của người Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên bạn bè năm châu khen món ăn Việt Nam ngon, nhiều nhà hàng của người Việt Nam mở ra ở các nước thu hút đông đảo thực khách bản xứ. Tại các festival quảng bá văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, gian hàng ẩm thực Việt Nam luôn là một trong những điểm dừng chân hấp dẫn nhất.

Tại đây, du khách còn có cơ hội được chiêu đãi trong các chương trình ẩm thực đặc trưng tổ chức hằng năm do ngành du lịch và các địa phương tổ chức như: Liên hoan ẩm thực, món ngon các nước, lễ hội trái cây, lễ hội trà, cà phê, rượu vang…

Ngoài nhà hàng, Việt Nam còn có thế mạnh về ẩm thực đường phố với những món ăn hấp dẫn tại bất kỳ vùng miền nào, được thực khách quốc tế đánh giá cao, giới thiệu trên các trang ẩm thực và các kênh thông tin nổi tiếng của nước ngoài. 

Bên cạnh đó, do sự giao thoa văn hóa và thuận thiện trong giao thông vận chuyển, các địa danh du lịch của Việt Nam không chỉ cung cấp đặc sản của địa phương mà trở thành nơi hội tụ ẩm thực của các vùng miền trong nước và trên thế giới vừa khai thác tinh hoa, vừa có thêm nhiều sáng tạo mới.

Việt Nam, với danh tiếng về nghệ thuật ẩm thực, với nguồn thực phẩm dồi dào, hoàn toàn có thể trở thành nhà bếp hay kho lương thực thế giới. Để điều đó trở thành hiện thực, đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Việt Nam sẽ có nhiều sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc mang thương hiệu quốc gia với chất lượng dịch vụ vượt trội, được đầu tư công phu, tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu, làm hài lòng du khách trong và ngoài nước, khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo đó, để phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa, ngành du lịch Việt Nam sẽ tập trung quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa; hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, ẩm thực; đổi mới chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực.

 Bảo Châu - Pháp luật Plus


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/viet-nam-nen-la-bep-an-cua-the-gioi-d141980.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com