Xem nhiều

Việt Yên - Bắc Giang: Nhiều sai phạm tại Dự án KĐT mới Đình Trám - Sen Hồ

22/10/2018 09:12

Kinhte&Xahoi Khu đô thị mới Đình Trám - Sen Hồ, huyện Việt Yên (Bắc Giang) có quy mô khoảng 122 ha với tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.283,7 tỷ đồng đang công khai lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt, phân lô bán nền.

Đầy rẫy những “thị phi” tại khu đô thị mới

Theo phản ánh của người dân, mặc dù bị thu hồi 100% diện tích đất nông nghiệp song khi triển khai xây dựng Khu đô thị mới Đình Trám - Sen Hồ do Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Lam Sơn làm chủ đầu tư, nhiều người trong số họ không được hỗ trợ đất dịch vụ để phục vụ việc kinh doanh. Chính vì vậy, mỗi lần tiến hành thu hồi đất, chính quyền lại phải huy động hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ… để hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng. Sự việc này không chỉ gây tốn kém, lãng phí cho ngân sách Nhà nước mà còn gây ra tình trạng khiếu kiện kéo dài gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Dự án Khu đô thị mới Đình Trám - Sen Hồ đang chậm tiến độ song đã được chào bán tràn lan trên mạng.

Trong khi đó, tại Quyết định số 211/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành có đề cập tới vấn đề hỗ trợ đất dịch vụ để phục vụ việc kinh doanh của người dân. Dư luận đang đặt ra câu hỏi, tại sao chính quyền huyện Việt Yên; Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Lam Sơn lại có thể phớt lờ sự chỉ đạo của cấp trên? Phải chăng đằng sau những bất cập đang có một thế lực nào đó đang "chống lưng"?

Trụ sở UBND huyện Việt Yên - Bắc Giang

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cho biết: Trên địa bàn xã có 23 ha đất nông nghiệp thuộc phạm vi dự án Khu đô thị mới Đình Trám - Sen Hồ với hơn 200 hộ dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đến nay, sau nhiều năm triển khai, xã vẫn còn hơn 30 hộ dân chưa đồng thuận với mức đền bù bồi thường giải phóng mặt bằng là 78 triệu 200 ngàn đồng/ sào, chủ đầu tư (Công ty Lam Sơn) hỗ trợ thêm 22 triệu đồng/ sào. Chính quyền xã đã nhiều lần vận động, giải thích về chủ trương của nhà nước nhưng vì sự đền bù chưa thực sự thỏa đáng nên các hộ dân vẫn tiếp tục làm đơn khiếu kiện.

Được biết, Khu đô thị mới Đình Trám - Sen Hồ, huyện Việt Yên, tỷ lệ 1/500 đã được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng theo Quyết định số 840/QĐ-UBND vào ngày 19/6/2012. Theo quy hoạch chi tiết xây dựng, dự án có các chức năng khu ở, công trình công cộng, dịch vụ thương mại, văn hóa, công viên vui chơi giải trí phục vụ đô thị. Trong đó, biệt thự có diện tích 200 - 250m2/lô, đất nhà ở liền kề từ 75 - 85m2/lô, nhà chung cư từ 75 - 100m2/căn.

Khu đất được chia lô nằm giữa hành lang an toàn giao thông.

Đến ngày 23/3/2015, UBND tỉnh Bắc Giang có thêm Quyết định số 442/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ dự án.Mặc dù các Quyết định được đưa ra nhưng tiến độ của dự án vẫn bị chậm hàng năm trời. Nguyên nhân được xác định là do gặp vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng mà cụ thể là do một số hộ dân có quyền lợi và lợi ích hợp pháp liên quan đến dự án không đồng ý với phương án bồi thường. Những người dân này đã nhiều lần làm đơn khiếu nại lên cơ quan chức năng.


Người dân trong khu vực bị giải tỏa cung cấp thông tin cho PV.

Mặc dù dự án vẫn đang vướng mắc nhiều khiếu kiện, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa được hoàn thiện theo quy định những sản phẩm thuộc Dự án Khu đô thị mới Đình Trám - Sen Hồ đã được rao bán tràn lan trên các trang mạng. Khách hàng có thể dễ dàng được tư vấn, đặt lịch xem dự án từ những trang web giới thiệu. Trong đó, khi đặt mua, khách hàng gửi thông tin cá nhân như chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (nếu có). Sau đó, đến ký thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ để chờ vào hợp đồng mua bán theo quy định.

Lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt

Dự án Khu đô thị mới Đình Trám - Sen Hồ đã và đang xâm phạm nghiêm trọng vào hành lang an toàn đường sắt Cung đường Sen Hồ. Ông Nguyễn Văn Binh, Tổ trưởng tổ Cung đường sắt Sen Hồ cho biết: Cung đường Sen Hồ thuộc Công ty cổ phần đường sắt Hà Lạng quản lý 8km đường sắt. Cung đường có 3 trạm gác chắn đường sắt giao cắt với đường dân sinh.

Những năm trước đây, họ vi phạm một cách từ từ, mỗi một ngày đổ một ít xe đất lấn vào chân đường sắt. Khi chúng tôi đến, làm việc lập biên bản thì họ dừng nhưng sau đó lại lén lút đổ tiếp. Bức xúc hơn là sau khi huyện Việt Yên tổ chức cưỡng chế người dân để lấy mặt bằng bàn giao thì họ tiếp tục huy động xe đổ đất ào ạt vào hành lang đường sắt.

"Có những xe đất họ đổ đất cạp sát vào chân đường sắt chỗ gần nhất là 5m, chỗ xa nhất là 15m, anh em rất lo lắng và bức xúc nhưng nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là lập biên bản và báo cáo lên Công ty chứ không thể làm gì", ông Binh chia sẻ thêm.


Dự án Khu đô thị mới Đình Trám - Sen Hồ đã và đang xâm phạm nghiêm trọng vào hành lang an toàn đường sắt

Tại Điểm 3, Điều 23 Luật Đường sắt 2018 quy định rõ: Hành lang an toàn đường sắt là phạm vi được xác định bởi khoảng không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với đường sắt để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt; phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và đảm bảo tầm nhìn cho người tham gia giao thông.

Ngày 16/4/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ký ban hành Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt. Nghị định cũng quy định cụ thể hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Theo đó, chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên được xác định như sau: Đối với đường sắt tốc độ cao, trong khu vực đô thị là 5 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét. Đối với đường sắt tốc độ cao, phải xây dựng rào cách ly hành lang an toàn giao thông đường sắt để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép; đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại là 3 mét.

Căn cứ vào những quy định cụ thể trên của pháp luật thì công ty Lam Sơn đã và đang vi phạm nghiêm trọng. Đặc biệt, những vi phạm này lại diễn ra công khai và không cơ quan chức năng nào có biện pháp xử lý. Vậy ai là người "chống lưng" cho Công ty Lam Sơn vi phạm nghiêm trọng hành lang an toàn đường sắt?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin sự việc.

 

Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com