Thu giữ hơn 1,6 nghìn chiếc quần kaki nghi giả mạo hãng Under Armour
Kinhte&Xahoi
Lực lượng chức năng thành phố Hồ Chí Minh phát hiện, thu giữ kho quần kaki lớn tại quận Bình Tân có dấu hiệu giả mạo hãng Under Armour.
Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) thông tin, ngày 15/4, Cục Nghiệp vụ QLTT phối hợp với Đội QLTT số 3 thuộc Cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra một căn nhà trên đường Phạm Đăng Giảng, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại cơ sở này chứa 1.640 chiếc quần kaki với tổng giá trị trên 217 triệu đồng, số hàng này có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Under Armour là một công ty của Mỹ chuyên sản xuất giày dép, quần áo, đồ dùng may mặc hiện đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Thu giữ hơn 1,6 nghìn chiếc quần kaki nghi giả mạo hãng Under Armour tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh Tổng Cục QLTT
Được biết, chủ cơ sở này là ông Nguyễn Văn Tâm, làm việc với lực lượng chức năng chủ cơ sở không xuất trình được giấy đăng ký kinh doanh tại đây, giấy tờ nguồn gốc lô hàng chứa tại kho đều không có.
Ngoài ra chủ cơ sở cho biết thêm, cơ sở kinh doanh chủ yếu trên các nền tảng thương mại điện tử. Sau khi chốt đơn, đóng gói thông qua đơn vị trung chuyển để giao hàng. Trung bình mỗi ngày cơ sở bán từ 250-300 đơn.
Theo khảo sát giá của một chiếc quần chính hãng Under Armour hiện nay trên thị trường được bán từ 1,2 triệu - 1,5 triệu đồng/chiếc. Nhưng tại cơ sở này, mỗi chiếc quần được quảng cáo mang thương hiệu Under Armour chỉ được bán với giá 129 nghìn đồng – 169 nghìn đồng tùy dáng dài hay ngắn.
Điều này cho thấy mức giá bán chênh lệch quá lớn so với hàng chính hãng, chưa kể đến số hàng hóa này có phải là hàng chính hãng hay không nhưng việc bán hàng dưới giá thành được xem là cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
Về hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại khoản 6 điều 3 của Luật cạnh tranh Việt Nam 2018 như sau: “ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Hiện lực lượng chức năng đã lập biên bản vụ việc, thu giữ toàn bộ hàng hóa, đồng thời chuyển cơ quan điều tra để tiếp tục xử lý theo quy định.
Giả mạo nhãn hiệu hàng hóa bị xử lý như thế nào?
Xử lý hành chính:
Tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP, căn cứ vào mục đích của hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, cá nhân có thể bị xử phạt hành chính về hành vi buôn bản hoặc sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bị hãng hóa, quy định mức phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000.
- Về hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa để buôn bán kiếm lời: bị phạt tiền ở mức thấp nhất là 1.000.000 đồng và mức cao nhất là 50.000.000 đồng tùy thuộc vào giá trị tương đương của hàng gia so với hàng thật hoặc số tiền thu lợi bất chính từ hành vi giả mạo nhãn hiệu (Điền II Nghị định);
- Về hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu: bị phạt tiền ở mức thấp nhất là 1.000.000 đồng và mức cao nhất là 50.000.000 đồng tùy thuộc vào giá trị tương đương của hàng gia so với hàng thật hoặc số tiền thu lại bất chính từ hành vi giả mạo nhãn hiệu (Điều 12 Nghị định).
Xử lý hình sự:
Giả mạo nhãn hiệu hàng hóa là hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ xâm hại chế độ quản lý của Nhà nước trong hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh mà còn xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ. Do đó hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội sau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giã (Điều 192 BLHS) hoặc Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).
- Về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả:
Điều 192 BLHS quy định người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc các trường hợp được quy định thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung hình phạt cao nhất đối với hành vi này là từ 07 năm đến 15 năm từ khi có tình tiết sau:
+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng háa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
+ Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên
+ Làm chết 02 người trở lên
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
- Về Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp.
Điều 226 BLHS quy định người nào cố ý xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhân hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
+ Xâm phạm với quy mô thương mại;
+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng:
+ Gây thiệt hại cho chủ Sở hữu nhân hiệu tử 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
+ Hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng.
Nếu thực hiện hành vi giả mạo nhãn hiệu thuộc một trong các trường hợp sau, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
+ Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu 500.000.000 đồng trở lên;
+ Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
|
Xuân Thành - Pháp luật Plus